Kết nối di động trên smartphone ngày nay không ảnh hưởng trực tiếp đến máy bay. Ảnh: NurPhoto. |
Để điện thoại ở chế độ máy bay khi lên máy bay là yêu cầu của phần lớn hãng hàng không, và đã trở thành thói quen của khách hàng. Lý do các hãng yêu cầu bật chế độ máy bay là do “nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn bay”. Cụ thể, hoạt động của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop… có thể phát ra sóng vô tuyến gây nhiễu hệ thống điều hướng của máy bay.
Tuy nhiên, với các tiến bộ về công nghệ, chế độ máy bay sẽ sớm trở thành một thủ tục.
Ý nghĩa thực sự của chế độ máy bay
Năm 2022, châu Âu đã quyết định cho phép gọi điện thoại và sử dụng dữ liệu trên các chuyến bay. Họ yêu cầu tất cả máy bay phải cài đặt “pico-cell”, một bộ điều khiển nhằm đảm bảo tín hiệu điện thoại không gây nhiễn hệ thống liên lạc của máy bay. Tuy nhiên, pico-cell không phải công nghệ gì mới. Nó đã tồn tại được hơn 2 thập kỷ.
Ngay cả khi không có pico-cell, vẫn có rất ít bằng chứng cho thấy smartphone can thiệp vào hệ thống định vị của máy bay. Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2012. Kết quả chỉ ra gần như không có trường hợp nào đủ sức thuyết phục để kết luận rằng sử dụng điện thoại di động gây nhiễu tín hiệu trên máy bay.
Thói quen bật Chế độ máy bay khi bay để đảm bảo an toàn đã ăn sâu vào tâm trí của chúng ta. Ảnh: Reliance Digital. |
Nếu không phải vì lý do công nghệ, việc các hãng hàng không đến nay vẫn yêu cầu bạn bật chế độ máy bay có thể đến từ yếu tố tâm lý. Việc sử dụng điện thoại liên tục, trong nhiều giờ ở trên máy bay có thể dẫn đến trạng thái “thịnh nộ trên không” (air rage). Đây là thuật ngữ chỉ thái độ ngang ngược hoặc hành vi bạo lực của một hành khách, gây ra do sinh lý hoặc tâm lý căng thẳng khi bay.
Cơn thịnh nộ trên không có thể nhắm vào các tiếp viên hàng không, hành khách và là một vấn đề lớn các quốc gia phát triển. Nó đang có xu hướng tồi tệ hơn. FAA đã thống kê hơn 10.000 hành khách tỏ thái độ ngang ngược trong giai đoạn 2021-2023, tăng khoảng 300% so với giai đoạn 2018-2020.
Đó là chưa kể việc ngồi trên máy bay nhiều giờ và nghe người bên cạnh nói chuyện không thoải mái chút nào. Trong trường hợp xảy ra sự cố, người dùng cũng có thể thiếu tập trung thực hiện các quy tắc an toàn nếu đang sử dụng điện thoại. Điều này cũng giống các quy định mở cửa sổ hay dựng thẳng lưng ghế khi máy bay cất, hạ cánh.
Nguồn gốc của quy định sử dụng điện thoại trên không
Năm 1991, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã cấm sử dụng điện thoại di động trên máy bay với lý do “nhiễu mạng từ mặt đất”. Vào thời điểm đó, điều này có thể đúng. Nhưng vào năm 2005, một thành viên của FCC đã khẳng định trước Quốc hội Mỹ rằng đó không còn là vấn đề nữa vì sự xuất hiện của pico-cell.
“Với những tiến bộ trong công nghệ điện thoại di động kể từ năm 1991, quy tắc cấm sử dụng điện thoại di động trong chuyến bay, có thể sẽ không còn cần thiết để bảo vệ các mạng di động trên mặt đất hoặc trên mặt đất”, quan chức FAA Nicholas Sabatini nói trong phiên điều trần.
Nhưng quy tắc cấm sử dụng điện thoại trên máy bay vẫn tồn tại. Mãi đến năm 2013, Chủ tịch FCC lúc bấy giờ là Tom Wheeler lên chức, mới muốn thay đổi mọi thứ bằng cách cho phép gọi điện thoại và sử dụng dữ liệu trên các chuyến bay. Điều này khởi nguồn cho một cuộc tranh cãi lớn, nhưng không phải vì lo ngại về công nghệ.
Nhiều hãng hàng không hiện nay đã cung cấp Wi-Fi trên máy bay. Ảnh: Reuters. |
“Việc cho phép mang điện thoại di động lên máy bay nghe có vẻ giống như tiền đề của một chương trình thực tế mới: ‘Chiến đấu trong một chiếc lồng kín ở độ cao 9 km’”, Hạ nghị sĩ bang Oregon Greg Walden nói với tờ Washington Post.
“Hãy để tôi giải thích. Hơn ai hết, tôi mới là người không muốn người ngồi cạnh hét lên ở độ cao 9 km vì căng thẳng”, cựu Chủ tịch FCC Tom Wheeler phân trần. Tuy nhiên, với công nghệ pico-cell mới ra đời, các kỹ sư của FCC không thấy còn có lý do nào để cấm sử dụng điện thoại trên máy bay.
Ủy ban đã đạt “thành công lớn về mặt công nghệ trong 5 năm qua” nên giờ là lúc hủy bỏ các quy tắc không cần thiết. “Nếu cơ sở cho quy tắc không còn hiệu lực, thì quy tắc đó không còn hiệu lực. Đơn giản vậy thôi”, ông Wheeler nói.
Tuy nhiên, các nhà quan chức và hãng hàng không đã gây áp lực buộc FCC phải giữ nguyên quy tắc. Họ lo ngại rằng các cuộc gọi điện thoại trên chuyến bay sẽ tạo ra tình trạng thịnh nộ trên không.
Theo Gizmodo, không có bằng chứng thực tế nào cho thấy việc sử dụng điện thoại di động sẽ làm tăng cơn thịnh nộ trên không. Đó chỉ là suy đoán. Thậm chí, hiện nay, hành khách đã được cung cấp Wi-Fi trên nhiều chuyến bay, nhờ đó có thể gọi thoại, lướt Internet và chơi game online.
Những nhà khoa học tiên phong
“Những nhà khoa học tiên phong” là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.