Thói quen sai lầm khiến bệnh đái tháo đường nặng hơn

Cứ 2 người bị đái tháo đường thì 1 người không biết bản thân mắc bệnh. Ảnh: Shutterstock.

Hiện trên toàn thế giới có gần 430 triệu người đang sống chung với bệnh đái tháo đường. Đáng chú ý, cứ 2 người bị đái tháo đường thì 1 người không biết bản thân mắc bệnh.

Việc thiếu hiểu biết về căn bệnh hoặc không được cung cấp thông tin đầy đủ về chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc điều trị là các nguyên nhân chính dẫn đến nhiều sai lầm trong quản lý bệnh.

Theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, dưới đây là những sai lầm người bệnh đái tháo đường rất hay mắc phải.

Kiêng hoàn toàn tinh bột và đường

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường cho rằng chỉ cần kiêng tất cả loại đường và tinh bột là sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, một bữa ăn của người bệnh đái tháo đường cần phải đảm bảo sự cân đối giữa các nhóm chất như tinh bột, protein, lipid… để duy trì sức khỏe và ổn định mức đường huyết.

Chỉ theo dõi đường máu vào buổi sáng

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường tin rằng chỉ cần theo dõi đường huyết vào buổi sáng khi đói là đủ. Nhưng thực tế, việc kiểm tra đường huyết sau ăn cũng quan trọng không kém. Mức đường huyết sau ăn quá cao có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Vì vậy, người bệnh cần theo dõi cả đường huyết lúc đói và sau ăn, và không chỉ thử một lần mỗi tuần mà phải kiểm tra nhiều lần trong ngày cho đến khi đường huyết ổn định. Mức đường huyết lý tưởng sau ăn (1-2 giờ) là dưới 10 mmol/L.

Không kiểm soát huyết áp và mỡ máu

Bệnh nhân tiểu đường type 2, đặc biệt là người lớn tuổi, thường đi kèm với các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, nhiều người chỉ tập trung vào kiểm soát đường huyết mà bỏ qua yếu tố huyết áp và mỡ máu.

Trên thực tế, chỉ có 18% bệnh nhân đái tháo đường type 2 kiểm soát được cả ba yếu tố: glucose máu, mỡ máu và huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong do bệnh tim mạch. Vì vậy, việc kiểm soát toàn diện các yếu tố này là rất quan trọng.

Bỏ thuốc tây y

Không ít người bệnh đái tháo đường tự ý sử dụng thuốc nam, đắp thuốc lá hoặc bỏ qua điều trị Tây y theo lời mách bảo. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như tổn thương võng mạc, loét bàn chân, thậm chí phải cắt cụt chân.

Bỏ uống thuốc đái tháo đường khi bị ốm

Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng thuốc tiểu đường không nên được uống kèm với các loại thuốc hạ sốt nên ngừng thuốc. Tuy nhiên, khi cơ thể ốm, các hormone tăng lên làm đường huyết tăng theo. Lúc này, cơ thể lại cần nhiều insulin hơn do đó liều insulin không nên thay đổi.

Lưu ý, người bệnh cần tiếp tục theo dõi đường huyết mỗi 1-2 giờ, kể cả đêm khuya. Bên cạnh đó, cần tăng cường uống nước để ngăn ngừa mất nước. Nếu bị ói, người bệnh có thể uống nước đường để bổ sung năng lượng.

Quyển sách Khoan dung & Biết ơn sẽ mang đến cho bạn sự nhiệt thành và năng lượng tích cực tựa như những tia nắng ấm áp. Cuốn sách tập hợp những câu chuyện mà bất kể khi nào lật giở những trang sách, bạn cũng cảm nhận sự khoan dung và biết ơn tràn đầy.

Sở Y tế TP.HCM: ‘HMPV không phải là virus mới’

Theo Sở Y tế TP.HCM, HMPV không phải là virus mới. Đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em đã được ghi nhận trong năm 2023 và 2024.

Bác sĩ phẫu thuật nói về khả năng trở lại 100% phong độ của Xuân Son

Mỗi giai đoạn phục hồi, nam tiền đạo sẽ cần đội ngũ y học thể thao theo dõi chặt chẽ, từ việc kiểm soát dinh dưỡng, cân nặng đến các bài tập phục hồi chuyên biệt.

Ấn Độ ghi nhận thêm 2 trường hợp nhiễm virus HMPV

Bộ Y tế Ấn Độ thông báo 2 trường hợp mới nhiễm virus Human Metapneumovirus (HMPV), được phát hiện ở các thành phố Chennai và Salem thuộc bang Tamil Nadu.