Tiền đái tháo đường là khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường. Bệnh lý này bao gồm những người rối loạn glucose máu lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose, tăng HbA1c (xét nghiệm hemoglobin A1c).
Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và người mắc đái tháo đường type 2. Khi mắc tiền đái tháo đường, không có nghĩa bạn phải ngừng tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường sau này và có một cuộc sống khỏe mạnh, người bệnh nên duy trì lối sống lành mạnh. Cụ thể, người bệnh cần:
- Có chế độ ăn uống cân bằng.
- Tập luyện thể dục, thể thao ở mức độ phù hợp và thường xuyên.
- Từ bỏ các thói quen có hại đến sức khỏe như: hút thuốc lá, uống rượu bia.
Chế độ ăn
Người bệnh nên ăn:
- Thực phẩm có nhiều chất xơ (rau củ, trái cây), đạm có nguồn gốc thực vật; trái cây nguyên quả; các loại gia vị ít muối và ít đường.
- Chế biến: luộc, hấp.
- Chia thành nhiều bữa trong ngày và nên có các bữa phụ. Ăn đúng bữa chính, không bỏ bữa.
- Đa dạng hóa thực phẩm trong ngày và trong từng bữa ăn.
Tiền đái tháo đường là khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường. Ảnh: Brightplasticsurgery. |
Người bệnh không nên ăn:
- Chất béo, đồ ngọt, bia rượu, nước ép hoa quả.
- Chế biến: nướng, chiên, rán.
- Không ăn cố khi thấy thức ăn còn thừa. Không bỏ bữa hoặc ăn trễ.
- Không lặp lại cùng một thực đơn từ ngày này sang ngày khác.
Chế độ tập luyện
– Tập thể dục giúp cải thiện tuần hoàn, huyết áp, bên cạnh đó còn giúp bạn giảm cân, loại bỏ stress, trở nên năng động và mạnh khỏe hơn.
– Luyện tập phải dần dần và thích hợp, đề phòng hạ đường máu khi tập thể dục.
– Tập luyện cần duy trì ổn định có thời khóa biểu hợp lý cho công việc và tuổi tác.
– Một số bài tập phù hợp như: đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe, aerobic..
– Không cần đặt mục tiêu quá cao cho bản thân, người bệnh nên khởi đầu chậm với 10 phút/ngày, sau đó tăng thêm một vài phút mỗi tuần, để có thể duy trì việc luyện tập tối thiểu là 30 phút/ngày hoặc 150 phút/tuần. Hãy chia lịch tập làm ít nhất 3 ngày/tuần nhưng không được nghỉ liên tục hơn 2 ngày.
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm “100 cách sống hạnh phúc”. Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.