Tác giả ‘Con bạc’ vật lộn 10 năm để vượt cơn nghiện bạc

Dostoevsky phải viết tác phẩm Con bạc trong vòng hai tháng. Ông không có lựa chọn nào khác. Ông đã nhận 3.000 rúp từ một biên tập viên kiêm giám đốc nhà xuất bản tên là Fyodor Stellovsky để trả tiền cho các chủ nợ. Nếu ông không giao được một tác phẩm có ít nhất 160 trang, trước ngày 1 tháng 11 năm 1866, Stellovsky sẽ nhận được bản quyền và thu nhập đối với tất cả các tác phẩm trước đây và tương lai của Dostoevsky trong vòng 9 năm.

nghien co bac,  toi ac,  hinh phat anh 1

Tác phẩm Con bạc của Dostoevsky.

Dostoevsky đã phải ngừng viết Tội ác và Hình phạt để hoàn thành cuốn Con Bạc trong một khoảng thời gian gấp rút. Nhiều trải nghiệm về cờ bạc được Dostoevsky kể lại trong cuốn sách này.

Chứng cuồng cờ bạc lần đầu tiên đến với ông vào năm 1863 trong một chuyến du lịch châu Âu, nơi ông sa vào cơn nghiện roulette. Dostoevsky sớm rơi vào con đường theo đuổi thắng thua, tự nhủ rằng vận mệnh của mình sẽ thay đổi và khi thắng lớn ông sẽ chuộc được mọi lỗi lầm trước nay.

Tính ích kỷ vô biên của những con nghiện cờ bạc

Con bạc là câu chuyện diễn biến tâm lý của một con nghiện cờ bạc, Alexei Ivanovich, một gia sư làm việc cho gia đình của một giàu có, ban đầu anh không có hứng thú hay ham muốn đánh bạc, nhưng cuối cùng, anh sa đà hoàn toàn vào việc nghiện roulette. Từ cái mà Dostoevsky gọi là thói quý tộc không quan tâm đến việc thắng thua, Alexei trở thành một người sẵn sàng dốc túi đánh đến đồng bạc cuối cùng. Thời đó, trong quan điểm của nhiều người, “quý tộc” đánh bạc chỉ vì niềm vui thuần túy, còn người “bình dân” chấp nhận rủi ro cờ bạc với hy vọng đổi đời.

Cuốn tiểu thuyết nhắc nhở người đọc về cảm giác bị cuốn vào một văn hóa cờ bạc, nơi mà chiến thắng đầu tiên tại bàn roulette (hoặc dưới bất kỳ hình thức cờ bạc nào) sẽ in sâu vào trí nhớ của một người mãi mãi.

Người nghiện cờ bạc luôn có một chấp niệm rằng việc tiếp tục đánh bạc sẽ giúp họ ngày càng lên tay, kỹ năng sẽ được cải thiện thì cơ hội thắng sẽ nhiều hơn, nhưng thực tế đã chứng minh niềm tin đó hoàn toàn vô căn cứ.

Một đặc điểm khác rõ ràng trong Con bạc là “chủ nghĩa ích kỷ vô biên”. Khi con bạc trở nên nghiện, anh ta mất hết cảm giác có động cơ xã hội, chẳng hạn như sự cảm thông với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Anh ta tê liệt, và dần mắc kẹt với được mất, bất chấp tình yêu hay danh tiếng miễn là có tiền để đánh bạc…

Việc điều trị chứng nghiện cờ bạc không phải là chủ đề của Con bạc, nhưng Dostoevsky đã giúp người đọc hiểu được phần nào là chứng nghiện cờ bạc, với những kiến thức trải nghiệm từ chính bản thân Dostoevsky.

Sự hiểu biết của chúng ta về chứng nghiện cờ bạc vẫn đang được nghiên cứu. Phương pháp điều trị đang được thử nghiệm và phát triển. Từ năm 1980, Hiệp hội Tâm thần Mỹ đã đưa thói nghiện cờ bạc vào Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần như một dạng rối loạn kiểm soát, cùng với chứng ăn cắp vặt và chứng cuồng phóng hỏa.

Vào năm 2013, nghiện cờ bạc được phân loại lại là chứng rối loạn cờ bạc, nằm trong nhóm rối loạn liên quan đến chất gây nghiện và rối loạn gây nghiện. Điều này đánh dấu một bước chuyển hướng sang việc nghiên cứu và sử dụng các phương pháp điều trị bằng dược phẩm để kiểm soát cơn bốc đồng cờ bạc.

Vượt qua những thách thức của cờ bạc

Dostoevsky đưa ra một ví dụ rất có giá trị về việc một khoảnh khắc hoặc một cơ hội xảy đến có thể thay đổi mọi thứ như thế nào. Nghe có vẻ phản trực giác khi chờ đợi một sự kiện như vậy trong một thế giới hiện đại như của chúng ta, nhưng những người được chữa khỏi chứng nghiện cờ bạc thường nhấn mạnh vai trò của cơ hội hoặc khoảnh khắc bất ngờ trong quá trình phục hồi của họ.

Tám ngày sau khi hoàn thành tiểu thuyết Con bạc, Dostoevsky cầu hôn người viết tốc ký của ông, Anna Grigoryevna Snitkina. Cô chấp nhận và cả hai nhanh chóng ra nước ngoài trong vài năm. Trong thời kỳ này, Dostoevsky cờ bạc rất nhiều, thường đem cầm đồ của hai vợ chồng để có tiền đánh bạc. Dostoevsky sẽ đi đến một thị trấn hoặc khu nghỉ dưỡng có bàn đánh bạc, sau đó viết thư về cho Anna để tự trách mình vì đã thua hết tiền.

nghien co bac,  toi ac,  hinh phat anh 2

Diễn viên Daniel Craig trong phim Casino Royale.

Anna tin rằng Dostoevsky cần cờ bạc như một hình thức giải tỏa sinh lý, giúp ông vượt qua những nỗi thất vọng hàng ngày. Nhìn chung, cô đã không thành công trong việc đảo ngược xu hướng cờ bạc ở Dostoevsky. Như với hầu hết người nghiện cờ bạc, Dostoevsky loanh quanh giữa những lời thú tội, hy vọng được tha thứ và hứa rằng điều đó sẽ không xảy ra nữa – và rồi lại phá vỡ lời hứa.

Nhưng sau đó, trong một bức thư gửi Anna năm 1871, Dostoevsky đã chia sẻ một khoảnh khắc làm thay đổi cuộc đời mình:

“Đến chín giờ rưỡi anh đã mất tất cả và bỏ chạy như một kẻ điên. Anh cảm thấy đau khổ đến mức phải chạy vội đến gặp linh mục […] Nhưng anh đã lạc đường trong thị trấn và khi anh đến một nhà thờ mà anh đinh ninh đấy là nhà thờ Nga, thì họ nói với anh rằng đó không phải là nhà thờ Nga mà là một giáo đường Do Thái. Như thể có ai đó vừa tạt một gáo nước lạnh vào người anh. Anh chạy về. Và bây giờ đã là nửa đêm, anh ngồi viết thư cho em.

Một điều tuyệt vời đã xảy ra với anh: Anh đã thoát khỏi ảo tưởng ghê tởm đã dày vò anh gần 10 năm. Trong 10 năm (hay nói chính xác hơn là kể từ khi anh trai anh qua đời, khi anh đột nhiên thấy mình mang gánh nặng nợ nần), anh đã mơ về việc kiếm được tiền. Anh đã mơ về nó một cách nghiêm túc và say mê. Nhưng giờ đây mọi chuyện đã kết thúc! Đây là lần cuối cùng”.

Và đúng như vậy, bỗng dưng Dostoevsky đã mất hết hứng thú với cờ bạc. Ông không còn mơ tới việc thắng bạc nữa. Ảo tưởng có thể giành chiến thắng đủ để thay đổi cuộc đời đã rời bỏ ông dễ dàng như khi nó đến. Và từ đó cho đến cuối đời, ông không còn ham muốn với cờ bạc nữa.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho ZNews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. ZNews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Bi kịch cuộc đời văn hào

Stefan Zweig viết trong “Ba bậc thầy” rằng cảm nhận thoạt tiên khi tiếp cận Dostoevsky, ông có vẻ là một con người đáng sợ, nhưng ngay sau đó, tầm vóc cao cả của ông lộ diện.

Chân dung ba tiểu thuyết gia qua sách ‘Ba bậc thầy’

Được viết rải rác trong 10 năm, tác phẩm “Ba bậc thầy” mô tả cuộc đời và tác phẩm của ba đại văn hào: Balzac, Dickens và Dostoevsky – các tiểu thuyết gia vĩ đại của thế kỷ 19.