Hai em bé chào đời khỏe mạnh tại Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ. Ảnh: BVCC. |
Sản phụ L.T.U. (43 tuổi, tỉnh Trà Vinh) nhập viện tại Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ khi đang mang thai con lần 2, song thai 38 tuần 2 ngày, cùng ngôi đầu chưa chuyển dạ, đau trằn bụng, tăng huyết áp.
Qua kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ xác định đây là trường hợp con lần 2, song thai 38 tuần 2 ngày, cùng ngôi đầu, thai trên dây rốn quấn cổ một vòng, thai dưới có dị tật bẩm sinh thoát vị rốn.
Trước đó, kết quả siêu âm 3 tháng đầu của sản phụ U. đã phát hiện có chồi nhỏ ở phần bụng thai nhi tại vị trí rốn – tiền thân của thoát vị rốn. Trong quá trình theo dõi thai kỳ, khối thoát vị vùng bụng thai nhi ngày càng lớn.
Ở tuần thai thứ 17, các bác sĩ đã hội chẩn tiền sản và quyết định chọc ối cho thai phụ để loại trừ các bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể.
Trước thời điểm dự kiến mổ lấy thai, các bác sĩ đã hội chẩn liên viện để có kế hoạch đón sơ sinh và chuẩn bị những tình huống xấu nhất có thể xảy ra cho bé.
Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Đăng Khoa, Trưởng khoa Sản bệnh, chia sẻ đây ca mổ khá khó khăn do sản phụ có tiền căn tăng huyết áp trong thai kỳ và mang song thai cùng ngôi đầu, thai trên dây rốn quấn cổ 1 vòng, thai dưới mang một khối thoát vị lớn ở bụng.
Ngoài ra, nguy cơ mẹ bị mất máu nhiều trong mổ, thai bị sang chấn khi đưa thai ra khỏi tử cung.
May mắn, sáng 20/3, các bác sĩ đã hỗ trợ thai phụ vượt cạn thành công mà không cần phải truyền máu. Mẹ an toàn trong và sau mổ. Hai bé gái có cân nặng lần lượt 3,6 kg và 2,2 k chào đời khỏe mạnh, không bị sang chấn, khối thoát vị rốn có kích thước 50×77 mm.
Ngay sau khi bé chào đời, các bác sĩ khoa Nhi Sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ đã giữ ổn định mạch, thân nhiệt. Bé được bao trùm phần thân mình bằng túi nylon vô trùng giúp giữ ấm và che chắn cho khối thoát vị tránh các va chạm bên ngoài.
Em bé sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Đăng Khoa, cho biết thoát vị rốn là một khiếm khuyết cơ trung tâm thành bụng làm cho các tạng trong ổ bụng hoặc mô mỡ bên trong thoát ra ngoài ở chân cuống rốn. Các tạng có thể bao gồm ruột, gan, lách, dạ dày đôi khi là cả buồng trứng và thường được bao bọc bởi lớp màng trong suốt, với tần suất 1/4.000 trẻ sinh sống.
Bác sĩ khuyến cáo trong quá trình mang thai, thai phụ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa, đặc biệt vào tuần thứ 8, 12, 22 và 32 của thai kỳ.
Điều này giúp em bé được sàng lọc tầm soát trước sinh, phát hiện các dị tật bẩm sinh, bất thường về nhiễm sắc thể, từ đó sẽ có biện pháp điều trị và can thiệp kịp phù hợp nhất để mang đến sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non – bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.