Sầu riêng Việt Nam soán ngôi Thái Lan tại Trung Quốc

Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 của Trung Quốc nhờ giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng vọt. Ảnh: Phạm Ngôn.

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 53.110 tấn sầu riêng tươi với trị giá hơn 283 triệu USD, tăng 0,4% về lượng nhưng giảm 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, Việt Nam đã vượt Thái Lan để dẫn đầu về xuất khẩu sầu riêng vào nước này với khối lượng đạt 32.750 tấn, trị giá 161 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. So với mức 32% của năm 2023, thị phần sầu riêng tại Trung Quốc của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm đã tăng lên 57% tính theo kim ngạch.

Trong khi đó, Thái Lan tụt xuống vị trí thứ hai với khối lượng đạt 19.614 tấn, trị giá hơn 120 triệu USD, giảm hơn 50% về lượng và hơn 45% về trị giá so với cùng kỳ.

Ngoài ra, Trung Quốc còn nhập khẩu sầu riêng từ Philippines nhưng thị phần khá nhỏ chỉ khoảng 1% (gần 2,3 triệu USD). Trong 2 tháng đầu năm nay, giá sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt bình quân 4.916 USD/tấn, thấp hơn so với mức giá 6.133 USD/tấn của Thái Lan, nhưng cao hơn so với 3.075 USD/tấn của Philippines.

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu sầu riêng sang các thị trường trong 2 tháng đầu năm mang đã về gần 172 triệu USD, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng rau quả.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) hiện đã phê duyệt mã số cho 708 vùng trồng và 168 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam là đối thủ nặng ký mà Thái Lan phải dè chừng. Thái Lan từng là nguồn cung toàn bộ sầu riêng cho Trung Quốc, nhưng thị phần sầu riêng của Thái Lan tại thị trường tỷ dân ngày càng giảm trước sự xuất hiện của sầu riêng Việt.

Thực tế, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sản lượng sầu riêng của Việt Nam mỗi năm đều tăng 15-20%. Nếu như năm 2022, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 188 triệu USD sầu riêng thì đến năm 2023 đã tăng vọt lên 2,2 tỷ USD, chiếm 32% thị phần sầu riêng tại Trung Quốc.

Nếu số lượng mã số vùng trồng nhiều hơn và thêm Nghị định thư của sầu riêng đông lạnh thì kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 3-3,5 tỷ USD/năm.

Hiện, diện tích sầu riêng cả nước đạt trên 112.000 ha, chiếm 9% diện tích trồng cây ăn quả và sản lượng đạt 863.000 tấn. Các thị trường tiêu thụ chính sầu riêng của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Mỹ.

Bên cạnh sầu riêng, Việt Nam đã có 13 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, gồm: Tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây.

Tri thức – Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Việt Nam thành nhà xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 của Trung Quốc

Năm 2023, Việt Nam đã vượt Chile trở thành nước xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 sang Trung Quốc nhờ giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng vọt.

Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đạt hơn 2,1 tỷ USD

Trong năm 2023, Trung Quốc tăng mua giúp xuất khẩu sầu riêng thu về 2,1 tỷ USD, tăng tới 1,82 tỷ USD so với năm trước và chiếm 37,5% kim ngạch xuất khẩu ra quả của cả nước.

EU đưa sầu riêng Việt Nam vào diện kiểm soát

Lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu tại cửa khẩu với tần suất 10%.