Nữ sáng lập startup 80 triệu đô nói gì về sự chăm chỉ?

Có thể đôi khi bạn cảm thấy như vậy.

Thường thì bạn được bảo rằng trong một tình huống không- lý-tưởng-lắm, làm việc chăm chỉ là giải pháp duy nhất. Nếu đã chăm chỉ mà chẳng thay đổi được gì, thì hãy chăm chỉ hơn nữa! Nhưng đôi lúc, khi bạn được bảo rằng phải làm việc chăm chỉ hơn, dù đã đang vắt chân lên cổ, cộng thêm tất thảy những trở ngại và khó khăn khác đời quẳng ra ngáng đường bạn, thì yêu cầu đó chẳng khác nào xát muối vào vết thương.

Ấy thế mà, khắp nơi trên cõi mạng, trong mỗi góc của khu vực sách tự lực và kinh doanh ở mọi cửa hàng sách, bạn đều được nghe cùng một câu chuyện: “Làm việc chăm chỉ tạo nên sự khác biệt!”, “Những người khẩn trương sẽ làm nên chuyện!”, “Khi bạn muốn thành công nhiều như muốn thở, thì đó là khi bạn thành công”.

Cả một ngành công nghiệp dường như đã lớn lên xung quanh “lòng tôn thờ chăm chỉ” này. Rốt cuộc thì có bao nhiêu chuyên gia tự lực kinh doanh và diễn giả truyền cảm hứng phát biểu về nỗ lực như thể đấy là câu trả lời duy nhất? (Ờm, và có thể là cả chương trình “năm bước” trở thành triệu phú của họ nữa.)

Rồi khi bạn đã mua khóa học hoặc cuốn sách hoặc loạt video đó, bạn nhận được gì? Những chiến thuật lỗi thời và những lời khuyên chung chung nhai lại và “động lực” để ngược xuôi hối hả.

Khoi nghiep anh 1

Caterina Fake, nhà đầu tư mạo hiểm và đồng sáng lập Flickr. Ảnh: The Atlantic.

Xin đừng hiểu lầm chúng tôi… hiển nhiên làm việc chăm chỉ và hy sinh là một yếu tố. Hy sinh là cần thiết để thành công, bởi bạn phải từ bỏ một số thú vui ngắn hạn để thành công lâu dài. Điều đó thì không còn gì phải nghi ngờ cả. Tuy nhiên, nếu cho rằng không chiến thắng nghĩa là bạn chưa đủ chăm chỉ hay chưa đủ tất bật, thì đó là một cách nghĩ quá giản lược rồi.

Sự đơn giản hóa quá mức công thức chăm chỉ = thành công không chỉ lệch lạc mà nhiều khi còn hết sức khó hiểu bởi bạn không biết cần phải chăm chỉ trong việc gì. Hãy nhớ điều Evan Spiegel đã nói: “Vấn đề không phải là làm việc chăm chỉ hơn. Mà là xoay vần hệ thống”.

Làm việc chăm chỉ mà không thông minh thì chỉ vô ích. Chẳng hạn, bạn có thể cật lực thiết kế và xây dựng một sản phẩm, nhưng nếu đó là một sản phẩm chẳng ai muốn, thì xui rồi, bạn sẽ không đi đến đâu hết, bất kể có mất bao thời gian, xương máu, mồ hôi và nước mắt.

Tôi đã thấy rất nhiều doanh nhân chăm chỉ thất bại, và tôi đã đi đến kết luận rằng, dù chăm chỉ không bao giờ là xấu, nhưng cũng không hẳn là phép mầu dẫn đến những phát minh vĩ đại hay kết cục thành công.

Caterina Fake, nhà đầu tư mạo hiểm và đồng sáng lập Flickr

Là một doanh nhân khởi nghiệp liên tục và nhà đầu tư mạo hiểm rất thành công, Caterina Fake hẳn biết mình đang nói gì. Startup Flickr của cô đã trở thành một trong những trang chia sẻ ảnh phổ biến nhất thế giới và là doanh nghiệp tiên phong trong giai đoạn đầu phát triển mạng xã hội, mà đã được Yahoo mua lại nhanh chóng với giá khoảng 20 triệu đô.

Trích dẫn trên là từ một bài báo mà cô viết cho trang Business Insider với tiêu đề “Người ta đánh giá quá cao sự chăm chỉ”. Sau đó, cô đã sáng lập, phát triển và bán một startup khác, lần này là cho eBay với giá chính thức là 80 triệu đôla.

Như Caterina nói, nếu cứ quảng bá sự khẩn trương hối hả như thể là “chìa khóa” duy nhất, thì mọi sắc thái của thành công trong kinh doanh sẽ bị quy hết về thành một giải pháp giản tiện đại trà.