Xu hướng lãng mạn hoá thúc đẩy thị trường quà tặng tại Trung Quốc. Trong đó, Gen Z là nhóm chi nhiều nhất. Ảnh minh họa: Valentino. |
Người Trung Quốc kỷ niệm tình yêu vào 3 dịp trong năm. Valentine (ngày 14/2) là dịp được hưởng ứng theo văn hoá của các quốc gia phương Tây.
520 (ngày 20/5) là ngày tôn vinh tình yêu bắt nguồn từ tiếng lóng “520” trên mạng xã hội. Cụm số này có cách đọc tương đối giống “Anh yêu em” trong tiếng Trung.
Thất Tịch (ngày 7/7 Âm lịch) là dịp kỷ niệm truyền thống của người Trung Quốc, được nhiều đôi tình nhân hưởng ứng.
Trong khi đó, Ngày Độc thân (ngày 11/11) được xem là dịp dành riêng cho những người chưa có người yêu, vợ/chồng. Ban đầu, đây chỉ là dịp để người độc thân tự tận hưởng, chiêu đãi bản thân. Sau đó, 11/11 trở thành sự kiện mua sắm trực tuyến lớn trên thế giới.
Với số lượng ngày lễ tình yêu lớn, Trung Quốc nhanh chóng phát triển “nền kinh tế lãng mạn”. Nhiều đơn vị kinh doanh thu lại lợi nhuận lớn từ các hoạt động tôn vinh tình yêu, theo Jing Daily.
Hộp quà mỹ phẩm của YSL đạt lượng bán lớn tại Trung Quốc. Ảnh: YSL. |
‘Nền kinh tế lãng mạn’
Theo báo cáo dữ liệu về “nền kinh tế lãng mạn” được phát hành năm 2022, người tiêu dùng Gen Z là đối tượng tiêu thụ chủ lực của thị trường này. Đơn hàng của họ chiếm 54% tổng giao dịch mua bán.
Bên cạnh quà tặng, khách hàng Trung Quốc còn nhiều hình thức chi tiêu khác để tôn vinh mối quan hệ tình cảm, kỷ niệm những dịp lãng mạn như du lịch, ăn tối, cắm trại.
“Tôi gặp áp lực từ bạn bè. Nếu những người xung quanh nhận được quà cáp và hoa đắt tiền trong dịp đặc biệt, tôi sẽ cảm thấy thất vọng nếu bạn trai nói rằng ngày lễ chỉ là dịp marketing”, Gloria Liu (28 tuổi, Thẩm Quyến, Trung Quốc) chia sẻ.
Theo khảo sát được iiMedia Research thực hiện vào năm 2023, 90% người trả lời đều cho biết họ luôn hưởng ứng những ngày lễ lãng mạn bằng cách tặng quà cho gia đình và bạn bè dù ở trong tình trạng độc thân, đang yêu hay đã kết hôn.
Trang sức được xem là quà tặng hàng đầu cho các đôi tình nhân tại Trung Quốc.
Báo cáo cũng chỉ ra sự tăng trưởng nhanh chóng của “nền kinh tế lãng mạn” ở Trung Quốc. Giá trị thị trường quà tặng tại quốc gia này tăng từ 111 tỷ USD trong năm 2018 lên 170 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến chạm mốc 225 tỷ USD ở năm 2027.
Những món quà truyền thống như hoa, đồ dùng cá nhân hay sản phẩm làm đẹp vẫn được nhiều người yêu thích.
“Khi mới yêu, tôi cần những món quà bất ngờ. Tuy nhiên, đối với mối quan hệ hơn 2 năm, tôi sẽ đưa ra yêu cầu cụ thể cho đối phương. Ví dụ, tôi thể hiện mong muốn nhận chiếc máy sấy tóc Dyson vào ngày kỷ niệm”, Gloria Liu chia sẻ về thói quan tặng quà.
Các thương hiệu thời trang xa xỉ cũng không bỏ qua những ngày lễ lãng mạn của quốc gia tỷ dân này. Nhà mốt Loewe hưởng ứng Ngày 520 của người Trung Quốc bằng cách trình làng bộ sưu tập túi xách và trang sức màu hồng bắt mắt.
Năm 2022, YSL Small Gold Bar 1966 Matte nằm trong top 3 hộp quà trang điểm được bán chạy nhất tại thị trường này.
Loewe nhiệt tình hưởng ứng Ngày 520 của người Trung Quốc. Ảnh: Loewe. |
Dịch vụ la mắng để ‘chữa’ lụy tình
“Bộ não tình yêu” là một thuật ngữ thịnh hành trên các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc trong thời gian gần đây, chỉ tình trạng si tình, hành động dựa trên cảm xúc thay vì lý trí. Sự phổ biến của cụm từ này kéo theo hành động “la mắng để chữa bệnh”, phát sinh loại hình dịch vụ mới.
Cụ thể, những cá nhân cảm thấy mù quáng vì tình yêu tìm đến một số người lạ, nhận ý kiến khách quan từ họ. Những người không liên quan đến câu chuyện có thể đưa ra phán đoán mang tính lý trí.
Phần lớn người sử dụng dịch vụ này là phụ nữ Gen Z ở độ tuổi từ 18-25. Nhiều người đặt gói dịch vụ này cho bạn bè, chị em gái của họ với mục đích mang đến góc nhìn khách quan, tỉnh táo cho những người lụy tình.
Trong tuần trước Valentine, số lượng đơn đặt hàng dịch vụ này tăng vọt, gấp 3 lần ngày thường. Dịch vụ đặc biệt này nhanh chóng lọt top 3 xu hướng tìm kiếm trên nền tảng mua sắm trực tuyến Taobao.
Một nhà cung cấp cho biết khách hàng có thể lựa chọn đối tượng mắng mỏ họ. Bảng giá dành cho các gói dịch vụ cũng được liệt kê chi tiết.
Nếu muốn nhận lời la mắng qua tin nhắn văn bản và tin nhắn thoại, người tiêu dùng phải chi trả 2 USD/15 phút. Cuộc trò chuyện qua điện thoại có giá 3 USD/15 phút. Gói cao cấp nhất là 150 USD/ngày, áp dụng với những trường hợp mù quáng trong thời gian dài.
Thí nghiệm sự bền chặt của các đôi
Trong cuốn Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy của tác giả David McRaney, nhà tâm lý học James Graham đã làm một thí nghiệm và đi tới kết luận rằng bởi vì con người luôn có nhu cầu được phát triển, mở rộng, trau dồi khả năng và vốn kiến thức, nên khi được kết hợp, học hỏi từ người yêu, biến chúng thành những kỹ năng, triết lý và bản ngã của bản thân, thì mối liên kết giữa bạn với người ấy sẽ được củng cố tốt hơn bất kỳ hành động lãng mạn nào.