Nâng mũi là chấp nhận rủi ro

Nâng mũi là một trong những phương pháp thẩm mỹ được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Ảnh: FBNV.

“Cảm giác khi tháo sụn mũi ‘đau tới não’, tôi phải nằm nghỉ lại rồi mới lái xe về nhà, ca sĩ Pha Lê chia sẻ về quá trình xử lý biến chứng sau 12 năm thẩm mỹ nâng mũi.

Trước nữ ca sĩ 37 tuổi, Linh Ngọc Đàm hay nhiều influencer khác cũng gặp phải tai biến khi nâng mũi.

Thực tế ngày nay, nâng mũi là phương pháp làm đẹp không quá xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều bác sĩ thẩm mỹ, nâng mũi cũng như bất kỳ phương pháp xâm lấn nào khác, đều có nhũng rủi ro nhất định.

Sửa mũi nhiều lần

Linh Ngọc Đàm từng chia sẻ về chuyện đi làm mũi bị hỏng, phải sửa lại lần 2.

Nữ streamer cho hay trước khi quyết định thẩm mỹ, mũi của cô không xấu, chỉ có một phần gồ nhỏ ở sống mũi. Lần đầu tiên làm mũi, cô chọn phương pháp nâng mũi chỉ.

“Bác sĩ dùng những ống chỉ y tế, định hình vào sống mũi… Tôi nghe quảng cáo rằng chỉ này sẽ tiêu theo thời gian và khi tiêu hết mũi sẽ trở về như cũ. Sau khi làm, mũi tôi có thẳng lại, nhưng sau một thời gian, chỉ có tiêu đi nhưng chúng lại thành nhiều đoạn nhỏ gãy ra và đâm ra ngoài”, Linh Ngọc Đàm kể lại với Tri thức – Znews.

Cô bắt đầu hoảng sợ và khi đi khám được bác sĩ cảnh báo có thể ảnh hưởng tới các mô, dẫn đến hoại tử, phải phẫu thuật để lấy chỉ thừa.

Nhân lần tháo chỉ này, cô quyết định sửa mũi lần 2 bằng phương pháp đặt sụn. Hiện tại, cô rất hài lòng với dáng mũi mới và không gặp dấu hiệu bất thường nào.

“Phụ nữ thường bị cảm xúc chi phối. Khi trải qua nhiều lần thẩm mỹ, tôi nhận thấy bản thân phải lý trí, kiên nhẫn và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định ‘dao kéo’. Bạn phải biết rõ bản thân muốn gì, muốn nó trông như thế nào. Cho đến cuối cùng, người phải nhìn ngắm bản thân nhiều nhất chính là mình, bạn phải thấy hạnh phúc, tự tin trước”, nữ KOL tâm sự.

Ca sĩ Pha Lê cho biết 12 năm trước, cô đã dao kéo tại vùng mũi. Cách đây không lâu, cô thấy hơi đau vùng đầu mũi, khi sờ vào, cảm giác đau tăng lên.

Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán mũi bị viêm và được kê đơn thuốc về uống tại nhà. Thế nhưng, vùng viêm này không hết dù cô đã dùng kháng sinh nặng. Cuối cùng, cô phải tháo sụn nâng mũi.

Tuy gặp biến chứng, song nữ ca sĩ sinh năm 1987 chia sẻ sau 3 tháng nữa, khi mũi lành hẳn, cô sẽ nâng mũi lại.

Rủi ro trong thẩm mỹ

Chia sẻ với Tri thức – Znews, bác sĩ chuyên khoa II Vũ Hữu Thịnh, khoa Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, nâng mũi có rất nhiều phương pháp, tùy theo mức độ, hiện trạng mũi của bệnh nhân để chọn cách xử lý phù hợp.

Vấn đề là bạn phải chọn hình dáng như thế nào cho phù hợp với gương mặt. Hiện nay, với trình độ của các bác sĩ Việt Nam, việc tạo hình theo nhu cầu của khách hàng là điều có thể.

Ông lấy ví dụ, một số trường hợp mũi quá thấp nhưng lại muốn sửa lên rất cao, dĩ nhiên cần nhiều vật liệu, da, nếu đáp ứng không tốt có thể xảy ra biến chứng.

“Biến chứng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn. Trường hợp nâng mũi nhiều lần quá, sau một thời gian da mỏng, đỏ đầu mũi, vật liệu trồi ra ngoài, gây thủng đầu mũi. Đây là hậu quả của chọn phương pháp chưa phù hợp. Về cơ bản, chọn phương pháp phù hợp thì hiệu quả sẽ là vĩnh viễn”, bác sĩ Vũ Hữu Thịnh nói.

Tham my nang mui anh 3

Tất cả phương pháp phẫu thuật đều có rủi ro. Ảnh: Pexels.

Chuyên gia cho hay nâng mũi hiện được chia là 2 phương pháp chính: Không phẫu thuật (nội khoa) và ngoại khoa. Nâng mũi nội khoa hiện có dùng filler, chỉ. Về nâng mũi bằng phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt vật liệu vào trong mũi.

Bác sĩ Thịnh nhấn mạnh tất cả phương pháp đều có rủi ro, không có kỹ thuật nào là an toàn hay đẹp nhất. Với thẩm mỹ nội khoa, bạn có thể gặp dị ứng với filler, tiêm sai kỹ thuật gây hoại tử da, tắc mạch, mù mắt. Người nâng mũi chỉ có thể bị nhiễm trùng, sờ và nhìn thấy sợi chỉ. Khi lấy ra, bác sĩ cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Còn với phẫu thuật, người thực hiện có thể gặp biến chứng chảy máu, dị ứng với vật liệu, sẹo xấu, sẹo lồi, sẹo co rút. Can thiệp quá nhiều gây thủng, hoại tử da. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi tỷ lệ biến chứng thấp.

“Muốn có mũi đẹp, rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, bạn phải chọn bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, phương pháp hợp lý, cơ sở y tế được cấp phép, đầy đủ phương tiện, trang thiết bị… rủi ro sẽ thấp lại”, bác sĩ Thịnh khuyến cáo.

Ông cũng nói thêm việc bị tress sau phẫu thuật vì chưa thấy kết quả đúng kỳ vọng là điều bình thường. Bạn nên hiểu không thể đẹp ngay sau khi thẩm mỹ, cần có thời gian để mô vùng đó hết sưng nề, về đúng hình dáng. Trung bình, sau 3-6 tháng, vùng mũi mới có thể trở về hình dáng ổn định nhất.

Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn

Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.

Ca sĩ Pha Lê bị biến chứng sau nâng mũi

Sau 12 năm thẩm mỹ nâng mũi, ca sĩ Pha Lê chia sẻ bị biến chứng muộn, buộc phải tháo sụn.