Hội chứng chuột hamster tạo nên thói quen trì hoãn của bạn thế nào?

Một phần nguyên nhân của thói trì hoãn là hội chứng chuột hamster. Tiêu phí thời gian vô nghĩa thường khiến bạn cảm thấy tội lỗi. Cảm giác tội lỗi khiến bạn nghi ngờ chính mình. Nghi ngờ bản thân làm giảm tự tin và dẫn đến cảm giác bất lực. Cuối cùng, bạn không làm được gì cả. Chu kỳ này cứ thế lặp lại. Bạn đã mắc hội chứng “chuột hamster trì hoãn”.

Mắc kẹt trong hội chứng chuột hamster và trầm cảm kéo dài thật tệ, có lẽ không ai tự nguyện lựa chọn điều này. Do đó, thi thoảng bạn nên tự hỏi xem liệu cái nắp kính tưởng tượng trên chiếc hộp giam mình đã mở chưa và đến lúc thử nhảy ra ngoài lần nữa hay chưa.

Làm thế nào bạn biết liệu mình có mắc hội chứng chuột hamster hay không? Bạn thờ ơ, không muốn làm bất cứ việc gì. Bạn thiếu năng lượng, nguồn lực nhận thức của bạn cạn kiệt. Bạn không tin vào chính mình và nhìn mọi thứ theo hướng tiêu cực.

Thoi quen anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: BBC.

Bạn nghi ngờ ngay cả những điều mới đó bạn còn tin tưởng. Bạn xem hoàn cảnh của mình là vô vọng. Bạn có xu hướng thường xuyên trì hoãn. Đôi khi bạn thậm chí muốn đầu hàng trước chuột hamster và tự thương hại mình.

Ở Pittsburgh, McArthur Wheeler cướp hai ngân hàng giữa thanh thiên bạch nhật mà không hề cải trang. Khi đoạn camera an ninh phát trên bản tin để lộ danh tính Wheeler và cảnh sát bắt giữ gã ngay sau đó, gã sốc nặng vì bị phát hiện. Khi bị bắt, gã trố mắt kinh ngạc và cứ lầm bầm: “Tôi đã bôi nước chanh lên mặt rồi mà!”

Con người cảm nhận thế giới xung quanh bằng các giác quan (bạn cũng đang đọc cuốn sách này bằng các giác quan). Mọi thứ ta nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm nhận đều đi đến não dưới dạng một luồng dữ liệu vô nghĩa. Não đánh giá dữ liệu và theo đó chúng ta đưa ra quyết định, dẫn đến hành động và hệ quả tiếp theo.

Nếu thụ thể nhiệt trong miệng báo hiệu bạn đang uống cốc trà quá nóng, bạn sẽ nhổ ra. Nếu cảm giác ai đó làm điều sai với bạn, bạn sẽ tự bảo vệ mình. Khi lái xe mà đột nhiên thấy đèn hậu của xe phía trước, bạn lập tức nhấc chân khỏi chân ga và chuyển sang đạp phanh.

Các quy tắc mà não bạn tuân theo để đưa ra quyết định được gọi là mô hình tư duy. Các mô hình này là những ý tưởng lưu trữ trong não về cách thế giới xung quanh vận hành.

Ta có thể đánh giá mỗi mô hình tư duy theo mức độ phù hợp với thực tế. Chúng tôi gọi mức độ này là tính khách quan. Nếu bạn nghĩ rằng đập đầu xuống đất sẽ giải quyết được nạn đói ở châu Phi, thì chắc chắn ý nghĩ đó nằm ở mức rất thấp trên thang đo về tính khách quan. Ngược lại, ý nghĩ rằng tự bắn vào đầu thì sẽ chết có mức độ khách quan tương đối cao.

Con người nhận biết thế giới bên ngoài thông qua giác quan. Dữ liệu từ giác quan di chuyển đến não, sau đó não sử dụng mô hình tư duy để đánh giá và ra quyết định. Quyết định này tiếp tục ảnh hưởng tới hành động và hanh vi sau đó. Mô hình tư duy là những ý tưởng lưu trữ trong não chúng ta về cách thế giới bên ngoài vận hành.

Ta có thể áp dụng mô hình tư duy một phép xác suất để đo xem nó tương ứng với thực tế đến mức độ nào.