Những chiếc xe chở nước đang tìm cách lấp đầy khoang chứa đi qua những hồ nước khô cạn trơ đáy ở thủ phủ công nghệ đang bùng nổ của Ấn Độ.
Những người lái xe mắt lờ đờ, xếp hàng chờ đợi để hút nhiều nước nhất có thể từ những cái giếng khoan sâu cả dặm trong những khu đất bụi bặm giữa các văn phòng ứng dụng và tòa tháp căn hộ – tất cả đều được xây dựng trước khi có đường nước và hệ thống nước thải.
Một vấn đề mà phần mềm không thể giải quyết được
Tại một giếng nước, nơi những người hàng xóm than thở về việc tiêu tan một vườn xoài, hiện diện một cuốn nhật ký viết tay liệt kê thời gian hút nước trong cơn khủng hoảng: 3:15 và 4:10 một buổi sáng; 12:58, 14:27 và 15:29 tiếp theo.
“Tôi nhận được 50 cuộc gọi mỗi ngày”, Prakash Chudegowda, một tài xế lái xe chở nước ở phía nam Bengaluru, còn được gọi là Bangalore, nói khi nối một chiếc vòi vào giếng. “Tôi chỉ có thể nhận được 15 cuộc”.
Lấy nước từ xe ở Bengaluru. Ảnh: New York Times. |
Prakash Chudegowda, một tài xế chở nước, cho biết: “Tôi nhận được 50 cuộc gọi mỗi ngày để hỏi về nước. Tôi chỉ có thể phục vụ 15 chuyến”. Ảnh: New York Times. |
Thung lũng Silicon ở Nam Á đang đối diện một vấn đề về thiên nhiên – một điểm yếu mà phần mềm không thể giải quyết được. Ở vùng ngoại ô trung tâm của Bengaluru, nơi nuôi lớn những giấc mơ giàu có nhờ công nghệ, các trường học thiếu nước xả nhà vệ sinh. Những chiếc máy giặt câm lặng. Mưa luôn “delay” và những đứa trẻ không có nước sạch để uống đang phải nhập viện vì sốt thương hàn.
Vấn đề lớn đang gây tác động đến Bengaluru không phải là thiếu mưa mà là rào cản vốn không xa lạ ở quốc gia khổng lồ, năng lượng dồi dào này: sự quản lý nghiêm khắc. Khi thành phố lao vào tương lai kỹ thuật số, tăng gấp ba lần dân số lên 15 triệu người kể từ những năm 1990 và xây dựng một hệ sinh thái công nghệ sống động, việc quản lý nước đã tụt lại phía sau và chưa bao giờ bắt kịp nhu cầu vì các tầng ngậm nước lành mạnh đã bị cạn kiệt do sự lan rộng không kiểm soát của các giếng khoan đô thị.
Thất bại trong quản lý môi trường là điều thường xuyên xảy ra ở một quốc gia bị ô nhiễm nghiêm trọng và nhu cầu cấp thiết về tăng trưởng kinh tế để cung cấp cho 1,4 tỷ người. Nhưng cuộc vật lộn về nguồn nước của Bengaluru thực sự gây nản chí nhiều người.
Cảnh tượng đào giếng khoan. Các tầng chứa nước sạch của Bengaluru bị cạn kiệt do sự lan tràn không kiểm soát của các giếng như vậy. Ảnh: New York Times. |
Hồ Nallurahalli, ở Bengaluru, gần như khô cạn vào tháng 3. Ảnh: New York Times. |
“Không có cuộc khủng hoảng về nguồn nước”, Vishwanath Srikantaiah, nhà nghiên cứu nước và quy hoạch đô thị ở Bengaluru, nói. “Đó là một cuộc khủng hoảng rõ ràng về sự thất bại của giới chức trách”.
Nhìn theo một cách khác, đó là một cuộc khủng hoảng do thiếu trí tưởng tượng, ông nói thêm trong một cuộc phỏng vấn tại nhà mình, nơi những cuốn sách về nước và sông chất đầy gần chạm tới trần nhà.
Quá chậm trễ, cứng nhắc
Như các chuyên gia chính sách công đã nói Bengaluru và toàn bang Karnataka đã quá chậm trễ trong việc lập kế hoạch tăng trưởng, quá chia rẽ giữa các cơ quan và quá cứng nhắc trong việc phụ thuộc vào việc bơm nước lên từ các hồ chứa dọc sông Kaveri cách đó hơn 80 km.
Bất chấp lịch sử lâu dài về thủy văn địa phương – Nadaprabhu Kempegowda, người sáng lập Bengaluru vào thế kỷ XVI, đã xây dựng hàng trăm hồ tầng thác để tưới tiêu – giới chức trách hầu như vẫn mắc kẹt với phương án kỹ thuật truyền thống mà những người tiền nhiệm của họ đã áp dụng vào những năm 1950 và 1960.
Vishwanath Srikantaiah, phải, một nhà nghiên cứu nước và quy hoạch đô thị ở Bengaluru, cho rằng câu chuyện ở đây không phải là khủng hoảng nguồn nước, mà vấn đề nằm ở sự thất bại về quản lý của giới chức trách. Ảnh: New York Times. |
Dân số Bengaluru đã tăng gấp ba lần kể từ những năm 1990, được thúc đẩy bởi hệ sinh thái công nghệ sôi động, nhưng hệ thống quản lý nước của bang này lại tụt hậu và chưa bao giờ theo kịp sự phát triển của cộng đồng. Ảnh: New York Times. |
Riêng câu chuyện chi phí và những thách thức liên quan đã là một sự thất bại lớn. Chỉ riêng chi phí năng lượng cho hoạt đông bơm nước đã ngốn hết 75% doanh thu của Ban Cấp thoát nước Bangalore, trong khi chỉ cung cấp khoảng một nửa nhu cầu của thành phố.
Phần còn lại, trong nhiều thập kỷ, đến từ các giếng khoan – những hố rộng khoảng 15 cm hoạt động giống như ống hút nước từ tầng ngậm nước bên dưới. Theo các quan chức, một cơ quan có thẩm quyền tách khỏi cơ quan quản lý nước đã khoan 14.000 giếng nước, một nửa trong số đó hiện cạn khô. Các chuyên gia ước tính người dân đã khoan thêm 450.000-500.000 giếng.
Ở phần lớn thành phố, giếng nước ở khắp nơi. Những giếng khoan thất bại thường nừm im lìm; những giếng khoan thành công thường được bao phủ bởi những bông hoa, với chiếc vòi đen luồn vào một ngôi nhà trên phố.
Các chuyên gia ước tính người dân đã khoan 450.000 đến 500.000 giếng khoan ở thành phố Bengaluru. Ảnh: New York Times. |
Một hồ nhân tạo tạm thời để chứa nước từ giếng khoan. Ảnh: New York Times. |
“Giếng nhà em không có nước”
Dành một ngày trong cabin xe tải chở nước của ông Chudegowda có thể mang lại cái nhìn sơ lược về cách thức hoạt động của một hệ thống đặc biệt, theo New York Times. Tại một điểm dừng, các tài xế ghi thời gian của họ vào sổ nhật ký trong khi camera theo dõi họ đã đi được bao nhiêu. Ở một nơi khác, nguồn cung nước chậm và có tổ chức: Khoảng nửa tá tài xế mất 20 phút để đổ đầy khoảng 6.000 lít nước, chỉ cách hồ cạn nước trơ đáy vài bước chân. Đến điểm dừng thứ ba, chủ tòa nhà đã bán một lô nước cho ông Chudegowda mà không phải chờ đợi.
“Mỗi phút đều có giá trị”, Chudegowda nói khi leo ra khỏi xe tải.
Khách hàng của ông rất đa dạng, từ một nhà máy sản xuất áo ngực với 100 công nhân cho đến một tòa nhà chung cư nhỏ, tất cả đều cách đó vài dặm để tối đa hóa lợi nhuận. Chudegowda tính phí lên tới 1.500 rupee (18 USD) cho mỗi lần tiếp nước, cao hơn gấp đôi so với mức giá vài tháng trước, và ông cho là hợp lý vì chi phí đã tăng lên.
Chudegowda đang đổ đầy khoang chứa nước tại một giếng khoan. Anh tính phí khoảng 18 USD cho mỗi lần hút nước, cao hơn gấp đôi so với mức giá cách đây vài tháng. Ảnh: New York Times. |
Một hệ thống đặc biệt cung cấp nước cho nhiều người dân. Những thùng lớn xếp hàng một bên đường. Ảnh: New York Times. |
Máy khoan – có thể thuê dễ dàng từ các công ty trên toàn thành phố – thường không tìm được nước hoặc phải xuống sâu hơn, điều đó có nghĩa là sẽ phải tiêu tốn nhiều điện và khí đốt hơn cho các máy bơm hút chất lỏng quý giá từ lòng đất.
Những hiệu ứng, mặc dù không ở mức độ giống như “Dune”, đã trở nên rõ ràng hơn trong những tuần gần đây, đặc biệt là trong các hành lang công nghệ, với sự huyền ảo của các căn hộ sang trọng, khu ổ chuột, cửa hàng điện thoại di động, trung tâm thương mại, phòng khám thụ tinh trong ống nghiệm và văn phòng bóng sáng.
Ở Whitefield, một trung tâm phần mềm sầm uất, Sumedha Rao, giáo viên tại một trường công lập mới, đã đề nghị các học sinh 12 tuổi trong lớp của cô về trải nghiệm của các em với tình trạng khan hiếm nước. Các hành lang của trường được sơn màu sáng với những dòng chữ khích lệ – kiên cường, quyền công dân, sự hợp tác. Trong lớp, các em được hỏi tần suất có nước dùng ở nhà.
“Mỗi tuần một ngày, thưa cô”, một nữ học sinh có bím tóc nói.
“Nhà em chỉ có một xô nước thôi”, một cậu bé ở gần phía sau nói.
“Giếng nhà em không có nước”, một học sinh khác hét lên.
Nhiều học sinh lấy một lượng nhỏ nước uống từ vòi trường học về cho gia đình – mỗi học sinh chỉ được hứng một chai nước, vì đó là tất cả những gì nhà trường có thể cung cấp.
Đằng sau khu vui chơi có một cái giếng vỡ.
Học sinh lấy nước tại một trường công lập. Nhiều em mang một ít nước uống về nhà cho gia đình – mỗi đứa trẻ chỉ được hứng một chai nước. Ảnh: New York Times. |
Shekar Venkataswamy, giáo viên thể dục tại trường, đang cố gắng sửa chữa một cái giếng bị hỏng. Ảnh: New York Times. |
“Động cơ đã ngừng hoạt động”, Shekar Venkataswamy, một giáo viên thể dục có bộ ria mép đặc trưng, cho hay.
Đi bộ về phía nhà đằng sau trường học, anh chỉ vào một cái hố khô cạn – tàn tích của một cái giếng khoan thất bại – và một cái giếng khoan khác có nước. Vài nghìn gia đình thay phiên nhau dùng nước trong một giờ, với lịch trình phức tạp được quản lý chặt chẽ.
“Chúng tôi đang hướng tới một giải pháp xanh hơn”
Các nhà lãnh đạo cộng đồng bày tỏ sự tự hào về cách họ xử lý khủng hoảng. Nhiều người khác muốn đi xa hơn nữa.
Một buổi sáng, bốn nhân viên công nghệ – trở thành nhà hoạt động nước sạch – xuất hiện ở một góc phía bắc thành phố, nơi ông Srikantaiah, nhà nghiên cứu về nước, đã làm việc với cộng đồng địa phương để hồi sinh một hồ nước từng tràn ngập rác thải. Một mạng lưới nhỏ gồm các bộ lọc và đường ống sẽ cung cấp 200.000 lít nước uống được mỗi ngày.
“Con số sẽ sớm lên tới 600.000”, ông Srikantaiah nói. Và mức giá cho mỗi khách hàng: gần bằng một phần ba mức giá của các tài xế chở nước.
Kiểm tra nước từ một hồ nước trước đây đầy rác đã được cải tạo ở Bengaluru. Một mạng lưới nhỏ gồm các bộ lọc và đường ống sẽ chảy ra 200.000 lít nước uống được mỗi ngày. Ảnh: New York Times. |
Ram Prasath Manoharam (phải) – chủ tịch hội đồng nước địa phương – hy vọng sự đổi mới và các phương pháp dựa trên dữ liệu có thể khắc phục được vấn đề thiếu nước. Ảnh: New York Times. |
Các nhân viên công nghệ cho biết họ dự định chia sẻ thông tin chi tiết với cư dân và các quan chức để truyền bá rằng một hồ nước sử dụng nước mưa và nước thải qua xử lý có thể biến thành nguồn nước an toàn, giá cả phải chăng và đáng tin cậy.
Trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của mình, chủ tịch ủy ban nước, Ram Prasath Manohara, 43 tuổi, một nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm được bổ nhiệm ba tháng trước, đã tiếp nhận ý tưởng này.
Thừa nhận rằng một số quan chức trước đây đã suy nghĩ hạn hẹp về quản lý nước, Manohara cho biết ông hy vọng sẽ thu hút được ngân sách và đầu tư tư nhân cho một cách tiếp cận sáng tạo hơn, kết hợp các phương pháp dựa trên dữ liệu sẽ hồi sinh các hồ để cho phép các tầng ngậm nước được tái nạp và sẽ mở rộng việc thu hoạch và bảo quản nước mưa.
“Chúng tôi đang hướng tới một giải pháp xanh hơn”, ông nói. “Một giải pháp hiệu quả hơn”.
Tuy nhiên, cho đến nay, tiến độ vẫn còn chậm. Manohara nói rằng ông không thể thuê thêm bất kỳ nhân viên nào và ông đã làm việc từ 6h hôm nay đến 2h sáng hôm sau mỗi ngày.
Ông mong rằng sự cứu trợ ngắn hạn sẽ đến trong vài tuần tới, khi nước hồ chứa trở lại ởnhiều nơi trong thành phố và dự kiến có mưa xuân. Trên hết, giống như nhiều người khác ở Thung lũng Silicon của Ấn Độ, ông hy vọng tất cả sự chú ý của công chúng đến tình trạng khan hiếm nước sẽ tạo thêm động lực cho sự thay đổi lâu dài.
Ở góc văn phòng của Manohara, một câu nói của Benjamin Franklin đã được in trên tờ giấy và dán lên cửa sổ: “Khi giếng cạn, chúng ta mới biết giá trị của nước”.
“Cuộc khủng hoảng này”, ông nói, dụi đôi mắt mệt mỏi, “nó cũng cho chúng ta một cơ hội”.
Chở nước về nhà bằng xe máy. Ảnh: New York Times. |
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.