Chứng khoán 28/3: Tăng cao nhất 19 tháng

Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao bất chấp việc thiếu vắng hàng trăm nghìn nhà đầu tư từ VNDirect. Ảnh: Duy Hiệu.

Trong phiên giao dịch hôm nay (28/3), tâm lý của nhà đầu tư tỏ ra vững vàng sau phiên “thoát thua” trước đó. Ngay từ thời điểm mở cửa, VN-Index đã tăng vọt gần 10 điểm và không gặp quá nhiều áp lực giằng co từ phe bán.

Dẫu vậy, việc lực bán tăng dần vào cuối phiên chiều đã khiến chỉ số chính rung lắc nhẹ. Toàn thị trường ghi nhận 390 mã tăng (33 mã tăng trần), 831 mã giữ tham chiếu và 341 mã giảm (10 mã giảm sàn).

Kết phiên, VN-Index đóng cửa tăng 7,09 điểm (+0,55%) và vượt mốc 1.290 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 8/2022. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng tăng 1,07 điểm (+0,44%) lên 243,92 điểm và UPCoM-Index tăng 0,3 điểm (+0,33%) lên 91,48 điểm. Thanh khoản toàn thị trường hôm nay cải thiện rõ rệt khi giá trị giao dịch của cả 3 sàn đạt 28.300 tỷ đồng.

Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận 18 mã tăng, 5 mã giữ tham chiếu và 7 mã giảm. Trong đó, cổ phiếu TCB của Techcombank nổi bật nhất rổ với biên độ tăng lên đến 5,4%. Với việc dừng ở mốc 48.000 đồng/đơn vị, thị giá TCB đã tăng 55% so với hồi đầu năm.

Nhịp tăng bất ngờ của TCB xuất hiện trong bối cảnh ban lãnh đạo ngân hàng này dự kiến trình cổ đông phương án trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% năm nay, tương đương mỗi cổ phiếu nhận 1.500 đồng. Dự tính, nhà băng này sẽ chi gần 5.300 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông trong quý II hoặc quý III tới.

Ngoài ra, Techcombank cũng sẽ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu để tăng vốn với tỷ lệ 100%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được hưởng quyền sẽ nhận thêm 100 cổ phiếu mới. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của Techcombank dự kiến nâng từ hơn 35.200 tỷ đồng lên trên 70.450 tỷ đồng.

Ngoài TCB, nhóm cổ phiếu kéo chỉ số hôm nay còn có sự hiện diện của nhiều nhóm ngành như ngân hàng (STB, ACB, CTG, MBB), công nghệ (FPT), bất động sản (VHM), bán lẻ (FRT) và hóa chất (DGC).

vndirect bi hack,  chung khoan hom nay anh 1

VN-Index tăng vượt mốc 1.290 điểm, cao nhất kể từ tháng 8/2022. Ảnh: TradingView.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu GVR (-1,1%) dẫn đầu nhóm ghì chân chỉ số gồm NVL (-2,5%), VRE (-1,2%), PLX (-1,2%), VCB (-0,1%), KDH (-1,3%), SAB (-0,5%), HPG (-0,2%), EVF (-2,1%), TPB (-0,5%).

Trong khi diễn biến thị trường tương đối tích cực, khối ngoại lại tiếp tục nối dài chuỗi phiên bán ròng với giá trị bán hơn 1.000 tỷ đồng hôm nay, qua đó đánh dấu phiên bán ròng thứ 13 liên tiếp.

Trong đó, cổ phiếu VHM bị nhóm nhà đầu tư này chốt lời 313 tỷ đồng trong ngày tăng gần 2%, kế đó là VRE (-248 tỷ đồng), NVL (-158 tỷ đồng), VNM (-141 tỷ đồng), MSN (-113 tỷ đồng) và VND (-111 tỷ đồng).

Trong khi đó, cổ phiếu tài chính được khối ngoại đặc biệt ưu tiên hôm nay với đà mua ròng STB (+195 tỷ đồng), SSI (+36 tỷ đồng), FTS (+31 tỷ đồng), HCM (+29 tỷ đồng), CTS (+26 tỷ đồng).

Chứng khoán 27/3: Một ‘bluechip’ bị khối ngoại xả ròng hơn 1.000 tỷ

Các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1.900 tỷ đồng trong phiên 27/3, riêng cổ phiếu MSN của Masan Group bị bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng.

Nhà đầu tư đã có thể truy cập vào VNDirect để kiểm tra tài sản

VNDirect cho biết đã mở hệ thống tra cứu trạng thái và thông tin tài khoản của khách hàng. Tuy nhiên, đây mới là giai đoạn đầu tiên trong lộ trình 4 giai đoạn mở lại hệ thống.

Lý do khối ngoại bán ròng 11 phiên liên tiếp

Động thái bán ròng cổ phiếu của khối ngoại kéo dài từ giữa tháng 3 đến nay xuất hiện trong bối cảnh tỷ giá tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hút tiền qua tín phiếu.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức – Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách – nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo… Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.