Biểu hiện của người rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Ảnh: Nspsych.

Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người.

Với tình trạng này, trẻ rất khó kiểm soát cảm xúc, tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến các mối quan hệ của họ.

Các yếu tố môi trường được xác định là điều kiện dễ dẫn đến BPD sớm, bao gồm hành vi ngược đãi trong gia đình, tâm lý của thành viên và mối quan hệ xung đột giữa cha mẹ và con cái.

Phân biệt rối loạn nhân cách ranh giới và nổi loạn tuổi dậy thì

Theo bác sĩ Lê Công Thiện, Phó trưởng bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng phòng điều trị Tâm thần Nhi (Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai), nhiều gia đình phàn nàn phải “nhịn con như nhịn cơm sống” vì tính bướng bỉnh của lứa tuổi dậy thì.

“Diễn biến tự nhiên của một cháu bé đều phải trải qua giai đoạn bướng bỉnh, muốn thể hiện cái tôi bản thân, thậm chí có hành vi chống đối, cãi lại lời người lớn. Khi con cái có hành vi cãi lại, người lớn cần xem lại tình huống bản chất là gì, có lan tỏa với nhiều môi trường không”, bác sĩ Thiện nói.

Ông lấy ví dụ trẻ chỉ ương bướng với bố, mẹ thì bình thường, không đáng lo ngại. Nhưng nếu sự bướng bỉnh lan tỏa trong mọi tình huống, với bất cứ ai thì không còn bình thường.

Rất nhiều cha mẹ lúng túng, không biết đó có phải là sinh lý lứa tuổi hay không. Nếu có thể, cha mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Rối loạn nhân cách có nhiều biểu hiện tương đồng với tình trạng nổi loạn của trẻ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý theo dõi con ở độ tuổi này để phát hiện bất thường. Khác với sinh lý lứa tuổi, trẻ gặp vấn đề tâm thần khi có những hành vi tự hại như tự rạch tay.

“Nếu hành động này lặp đi lặp lại, lúc này không phải là hành vi bình thường nữa”, bác sĩ Thiện nhấn mạnh.

Một số trẻ có những hành vi nổi loạn bộc lộ cả ở nhà và ở trường, cảm xúc thay đổi thường xuyên trong ngày, như vừa vui nhưng chỉ vài tiếng sau đã buồn. Bên cạnh đó, trẻ cũng bộc lộ cảm xúc rất mãnh liệt và thời gian kéo dài.

Trong trường hợp này, trước tiên, cha mẹ nên theo dõi con thật sát, chú ý xem trẻ có đang gặp vấn đề gì không, trải qua biến cố như chuyển cấp, chuyển trường, gia đình có thay đổi… Sau đó, cha mẹ nên chia sẻ với trẻ, nhận biết mức độ mà con đang gặp phải, nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

“Chúng tôi khuyến cáo cha mẹ phải là người được tư vấn trước, bởi nhiều phụ huynh sẽ không nhận biết được rõ hoặc làm trầm trọng vấn đề hơn thực tế. Không ít trường hợp chúng tôi phải tư vấn, giải quyết vấn đề tâm lý của bố mẹ trước khi tư vấn cho trẻ”, bác sĩ Thiện lưu ý.

roi loan nhan cach anh 1

Nếu có thể, cha mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Ảnh: Nspsych.

Dấu hiệu điển hình

Theo bác sĩ Thiện, một người có 5/9 dấu hiệu dưới đây có thể mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới.

– Người bệnh nhạy cảm với hoàn cảnh môi trường, có suy nghĩ bị bỏ rơi dữ dội.

– Người bệnh có thể lý tưởng hóa những người chăm sóc hoặc người yêu tiềm năng trong lần gặp đầu tiên hoặc lần thứ hai. Người bệnh có thể yêu cầu đối phương dành nhiều thời gian cho nhau và chia sẻ những chi tiết thân mật nhất trong thời gian đầu của một mối quan hệ.

– Người bệnh có thể có rối loạn nhận dạng đặc trưng bởi hình ảnh hoặc ý thức về bản thân không ổn định rõ rệt và dai dẳng.

– Người bệnh thường thể hiện sự bốc đồng trong ít nhất 2 lĩnh vực và có khả năng tự gây tổn hại cho bản thân: Họ có thể đánh bạc, tiêu tiền một cách vô độ, ăn uống vô độ, lạm dụng chất gây nghiện, quan hệ tình dục không an toàn hoặc lái xe thiếu thận trọng.

– Người bệnh có thể có hành vi tự sát lặp đi lặp lại hoặc hành vi tự hủy hoại bản thân.

– Người bệnh có biểu hiện bất ổn về cảm xúc mang tính phản ứng rõ rệt (ví dụ: cảm giác khó chịu từng đợt dữ dội, cáu kỉnh hoặc lo âu thường kéo dài vài giờ và hiếm khi kéo dài hơn vài ngày).

– Người bệnh xuất hiện cảm giác trống rỗng triền miên và dễ cảm thấy buồn chán. Họ có thể liên tục tìm kiếm việc gì đó để làm.

– Người bệnh có biểu hiện sự tức giận dữ dội, không thích hợp hoặc khó kiểm soát cơn giận.

– Trong những giai đoạn căng thẳng tột độ, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hoang tưởng thoáng qua hoặc các triệu chứng phân ly (ví dụ: rối loạn cá nhân hóa).

Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội

Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.

3 điều người trẻ cần làm để tránh nguy cơ đột quỵ

Khám tổng quát định kỳ, từ bỏ lối sống độc hại… là những điều chuyên gia đầu ngành khuyên làm để người trẻ tránh được nguy cơ đột quỵ.