Cách chọn kem đánh răng tốt nhất cho bạn

Lựa chọn đúng loại kem đánh răng sẽ giúp bảo vệ răng miệng hiệu quả. Ảnh minh họa: Pexels.

Bạn có cảm thấy choáng váng với các hộp kem đánh răng đầy màu sắc trên kệ cửa hàng không? Có tự hỏi không biết nên chọn loại kem đánh răng nào hay loại nào cũng được?

Thực tế, việc lựa chọn đúng loại kem đánh răng rất quan trọng để duy trì vệ sinh răng miệng tốt. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn lựa chọn.

Loại dành cho trẻ em

Theo Health News, kem đánh răng dành cho trẻ em thường có màu sắc tươi sáng như đỏ, cam, hương trái cây, bao bì hấp dẫn nhằm khuyến khích thói quen đánh răng. Trẻ em dưới 6 tuổi nên dùng loại kem đánh răng với hàm lượng fluoride là 1.000 ppm F, trong khi đó trên 6 tuổi là 1.500 ppm F.

Tuy nhiên, trẻ em có thể bị nhiễm độc flour nếu nuốt phải nhiều kem đánh răng. Vì vậy, cha mẹ nên để kem đánh răng ngoài tầm với của trẻ để tránh vô tình nuốt phải. Điều quan trọng là dạy trẻ nhổ kem đánh răng thay vì nuốt.

Loại cho răng chắc khỏe

Đối với người lớn khỏe mạnh không mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu hay sâu răng, kem đánh răng có fluoride là lựa chọn tốt để duy trì sức khỏe răng miệng. Fluoride làm cho men răng chắc khỏe hơn, giúp răng ít bị tổn thương do axit của vi khuẩn.

Axit vi khuẩn có thể khử khoáng cho răng và gây sâu răng. Fluoride giúp tái khoáng hóa răng để đảo ngược giai đoạn đầu của tổn thương.

Loại làm trắng

Theo Cleveland Clinic, mặc dù việc làm trắng răng có thể được thực hiện tại phòng khám nha sĩ, nhiều người lại thích điều trị tại nhà bằng kem đánh răng làm trắng hơn. Kem đánh răng làm trắng giúp loại bỏ mọi vết bẩn bên ngoài trên bề mặt răng. Những vết bẩn này có thể là do hút thuốc hoặc uống đồ uống có chứa caffeine.

Kem đánh răng làm trắng có chứa các chất tẩy trắng như silica, pyrophosphate và hydrogen peroxide. Một số chất này có thể mài mòn và gây kích ứng trong hoặc xung quanh miệng. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào như vậy.

Lưu ý là kem đánh răng làm trắng không có tác dụng đối với bất kỳ tổn thương nội tại nào như sâu răng.

Lua chon kem danh rang anh 1

Kem đánh răng nhiều màu sắc bắt mắt thường được thiết kế dành cho trẻ nhỏ. Ảnh minh họa: Pexels.

Loại cho răng nhạy cảm

Nhiều người không thể ăn các món nóng hoặc lạnh như cà phê hay kem do có hàm răng nhạy cảm. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ nếu bạn bị đau răng khi chạm vào hoặc bất kỳ tác nhân kích thích nào khác.

Những người có hàm răng nhạy cảm nên sử dụng kem đánh răng có chứa kali và fluoride. Kem đánh răng có chứa stronti clorua, canxi cacbonat hoặc arginine cũng rất phổ biến. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơn đau răng giảm đi sau khi sử dụng kem đánh răng giảm mẫn cảm trong ít nhất 8 tuần.

Loại kiểm soát cao răng

Vi khuẩn có hại trong miệng tạo ra màng sinh học trên răng, dẫn đến mảng bám răng. Khi canxi và phốt phát trong nước bọt bị mắc kẹt trong màng sinh học, chúng có thể kết tinh lại tạo thành cao răng hoặc cao răng.

Thông thường, để loại bỏ cao răng, mọi người thường đến phòng khám nha khoa. Nhưng ở nhà, lựa chọn loại kem đánh răng kiểm soát cao răng cũng có tác dụng. Những loại kem này có chứa các thành phần như kẽm citrate và kháng sinh (triclosan) để kiểm soát cao răng.

Loại có chứa thảo dược

Thay vì các hoạt chất tổng hợp, một số loại kem đánh răng có chứa chiết xuất từ thảo mộc và thực vật tự nhiên. Các thành phần phổ biến nhất trong kem đánh răng thảo dược là đinh hương, quế, bạc hà, bột than.

Làm thế nào để tránh cho con bạn không bị bỏng, điện giật? Biện pháp nào giúp bảo vệ đường ruột của trẻ? Hay trẻ nhỏ có bị đau nhức xương như người lớn hay không?… Đây là những băn khoăn phổ biến mà mọi cha mẹ đều quan tâm.

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả Trần Quốc Khánh sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Ngoài ra, cuốn sách tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.

Chúng ta đã sai khi dùng nước súc miệng theo cách này

Sử dụng nước súc miệng không đúng cách có thể làm cản trở quá trình vệ sinh răng miệng, thậm chí gây tích tụ mảng bám, dẫn đến sâu răng.