Mặt Trời sắp lặn trên các nhà hàng sushi băng chuyền Nhật Bản, theo SCMP. Nhất là khi ngày càng nhiều người tiêu dùng lo ngại về vấn đề vệ sinh và xử lý rác thải của mô hình sushi băng chuyền.
Nạn nhân mới của mạng xã hội
Tuần trước, tờ Akashi đưa tin một trong những chuỗi sushi băng chuyền lớn nhất Tokyo – Sushi Choushimura – đã không lắp băng chuyền tại một chi nhánh mới ở phường Nerima vào tháng 10. Công ty sẽ dần loại bỏ hệ thống băng chuyền ra khỏi mô hình kinh doanh của mình và tập trung vào “sự tiếp xúc giữa con người với nhau”.
Mạng xã hội rộ lên “thử thách” chạm tay vào sushi trên băng chuyền để “chơi khăm” mọi người. Ảnh minh họa: NBC4i. |
Sau đại dịch Covid-19, các nhà hàng sushi băng chuyền đã bị ảnh hưởng để đảm bảo sức khỏe và an toàn của khách hàng. Tuy nhiên, “cơn ác mộng” của họ đến giờ mới bắt đầu khi các video về trò chơi chạm vào hoặc thay đổi sushi đang ở trên băng chuyền (dù không ăn nó) lan truyền trên mạng xã hội.
Các nhà hàng sushi băng chuyền đã đáp lại những trò đùa này bằng một yêu cầu truy tố hình sự. Trong đó, một số trường hợp có thể phải nộp một mức phạt đáng kể vì làm tổn hại danh tiếng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thiệt hại vẫn xảy ra.
Số lượng khách đến ăn sushi băng chuyền ngày càng giảm dẫn đến mối lo ngại về tình trạng lãng phí thực phẩm.
Trong khi các nhà hàng sushi truyền thống chuẩn bị và phục vụ các món ăn theo yêu cầu, các đầu bếp của nhà hàng sushi băng chuyền chuẩn bị nhiều món ăn cùng lúc và hy vọng chúng đều được thưởng thức đúng thời điểm. Nếu không, cơm sẽ cứng lại và cá sẽ mất đi độ bóng rồi bị vứt đi.
Sushi băng chuyền đã hết thời?
Marc Matsumoto, người dẫn chương trình nấu ăn của đài truyền hình quốc gia NHK và là tác giả một số sách ẩm thực Nhật Bản, cho biết trong khi tình trạng rác thải ngày càng nghiêm trọng thì vệ sinh cũng là mối quan tâm của người tiêu dùng.
“Đã có nhiều trường hợp ‘những kẻ chơi khăm’ chạm vào đồ ăn khi băng chuyền đi ngang qua và điều đó làm tổn hại đến uy tín của nhà hàng”, ông nói với This Week in Asia. “Loại thiệt hại này có thể để lại ảnh hưởng nghiêm trọng”.
“Mặt khác, nhiều người cũng đang vật lộn để kiếm sống sau Covid-19 và quan tâm nhiều hơn đến việc đụng chạm. Đó là một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi tại sao mọi người không đi ăn sushi băng chuyền”, ông nói thêm.
Theo các chuyên gia, nhà hàng sushi băng chuyền cần có những đổi mới cẩn trọng để thu hút khách hàng. Ảnh minh họa: Boston. |
Matsumoto nói ông đã thấy các nhà hàng đưa ra “chiến lược đổi mới”, chẳng hạn như sử dụng robot phục vụ để mang đồ ăn đến cho khách.
“Điều này cũng giải quyết vấn đề hạn chế tiếp xúc trong quá khứ”, ông chia sẻ. “Tuy nhiên, khi bạn có một mô hình kinh doanh quá hướng ngoại thì dễ gây dư luận xấu. Và dư luận xấu sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của bạn. Các nhà hàng phải đổi mới một cách cẩn thận hơn”.
Ngược lại, Tadaki Odajima, bếp trưởng tại Masukomi Sushi Bar ở quận Marunouchi – khu vực được xem là dành cho giới “thượng lưu” ở Tokyo, cho biết ông tin rằng sẽ luôn có chỗ cho các nhà hàng băng chuyền ở Nhật Bản, bất chấp dư luận không tốt.
“Chúng rẻ hơn một nhà hàng sushi đầy đủ dịch vụ”, ông nói. “Các nhà hàng sushi băng chuyền thường mua số lượng lớn và sử dụng băng chuyền để cắt giảm nhân viên, điều đó có nghĩa là họ có ưu thế cạnh tranh hơn về giá”.
“Đây là mô hình ăn uống phù hợp cho các gia đình. Vì vậy tôi nghĩ rằng thời đại của sushi băng chuyền ở Nhật Bản vẫn chưa kết thúc”, ông nói thêm.
Con người bắt đầu uống cà phê từ khi nào
Có một số bằng chứng cho thấy rằng từ xa xưa ở Ethiopia người ta ăn quả của cây cà phê, cuốn với mỡ động vật như một món ăn vặt tăng sự hưng phấn. Có chứng cứ về việc người ta uống cà phê vào cuối thế kỷ 15, nhưng không đủ để khẳng định quán cà phê đầu tiên là Kiva Han, được mở năm 1475 ở Constantinople. Trước những năm 1600 thói quen uống cà phê chưa lan đến châu Âu và việc sử dụng cà phê chủ yếu là cho mục đích y tế chứ không phải để thưởng thức.