Chi 6.000 USD vẫn chưa chắc mua được túi Chanel thật

Trong số trung bình 50 chiếc túi Chanel mà Zekrayat Husein kiểm tra mỗi ngày, có khoảng 10 chiếc là hàng giả.

Là chuyên gia thẩm định túi nổi tiếng, Husein được người trong ngành gọi với biệt danh “Coco Chanel”. Trong suốt sự nghiệp, Husein và doanh nghiệp mà bà điều hành đã thẩm định hơn 25.000 chiếc túi Chanel kể từ năm 2019, theo Wall Street Journal.

“Những người phụ nữ này đã tiết kiệm tiền trong nhiều năm để có được một chiếc túi xa xỉ này. Đối với họ, đó không chỉ là một chiếc túi Chanel, đó là cả một ước mơ”, Husein rất cảm thông với những khách hàng mua phải túi xách hàng hiệu giả.

Tui xach Chanel,  tui xach hang hieu,  hang fake,  da qua su dung,  Zekrayat Husein anh 1Tui xach Chanel,  tui xach hang hieu,  hang fake,  da qua su dung,  Zekrayat Husein anh 2
Tui xach Chanel,  tui xach hang hieu,  hang fake,  da qua su dung,  Zekrayat Husein anh 3

Túi Chanel trưng bày tại nhà Husein. Cô cho biết chiếc túi màu kem ở phía trên bên trái và chiếc túi màu xanh đậm ở phía dưới là hàng giả. Ảnh: Beth Garrabrant/Wall Street Journal.


Thật giả lẫn lộn

Những chiếc túi xách hàng hiệu đã qua sử dụng, đặc biệt là thương hiệu Chanel, đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường đồ cũ.

Sự gia tăng này phản ánh phần nào việc các thương hiệu xa xỉ như Chanel liên tục tăng giá. Điển hình như mẫu túi Classic Flap cỡ trung của Chanel hiện có giá bán lẻ 10.200 USD, tăng từ mức 5.800 USD vào năm 2019.

Bên cạnh đó, việc Chanel giới hạn số lượng túi bán ra càng khiến những chiếc túi đã qua sử dụng trở nên thu hút. Người mua có thể sở hữu túi Chanel với giá từ 3.000-8.000 USD tại thị trường “béo bở” này.

Tuy nhiên, đi kèm với sự sôi động của thị trường đồ cũ là cả một “ngành công nghiệp” hàng giả tinh vi. Điều này đã thúc đẩy một bộ phận chuyên gia thẩm định ra đời, nhưng công việc của giới chuyên gia ngày càng khó khăn khi chất lượng hàng giả ngày càng nâng cao mức độ tinh xảo.

“Có rất nhiều hàng giả chất lượng cao ngoài kia”, CEO Tricia Jezierny (48 tuổi) chia sẻ. Cô đã tìm đến dịch vụ thẩm định của Zekrayat Husein để kiểm tra mẫu túi Chanel vàng hồng trị giá 6.000 USD mà cô mua trên Facebook.

Doanh nghiệp của Husein cung cấp dịch vụ thẩm định túi qua ảnh với mức giá 50 USD và kiểm tra trực tiếp với giá 100 USD. Với kinh nghiệm làm việc với hơn trăm mẫu túi Chanel mỗi tuần, Husein có thể dễ dàng phân loại các loại hàng giả thông qua những chi tiết nhỏ nhất, chẳng hạn như chất liệu da, phần cứng của túi và nguồn gốc quốc gia sản xuất.

Tui xach Chanel,  tui xach hang hieu,  hang fake,  da qua su dung,  Zekrayat Husein anh 4Tui xach Chanel,  tui xach hang hieu,  hang fake,  da qua su dung,  Zekrayat Husein anh 5
Tui xach Chanel,  tui xach hang hieu,  hang fake,  da qua su dung,  Zekrayat Husein anh 6

Ngay cả những cửa hàng ký gửi cao cấp cũng có thể bán đồ nhái hoặc chủ đích gian lận trả hàng, mua hàng thật rồi trả lại hàng giả cho khách hàng. Ảnh minh họa: Petite in Paris.


Sự trỗi dậy của ngành thẩm định

“Đấu” lại với thị trường hàng giả ngày càng tinh vi, bên cạnh kinh nghiệm dày dặn, các chuyên gia thẩm định hàng hiệu cũng cần đến những công cụ hỗ trợ hiện đại.

Cùng với Husein, có một thế hệ “thám tử” hàng hiệu nổi lên, những người này chuyên thẩm định các mặt hàng xa xỉ đã qua sử dụng.

“Hàng nhái sử dụng chính xác cùng loại da thuộc chất lượng cao của Chanel”, Husein nói.

Chuyên gia thẩm định Paola Tapia (35 tuổi) có công việc là kiểm tra hàng hiệu Chanel, Louis Vuitton và Gucci cho các cửa hàng và người mua trực tuyến.

Michelle Peeters (38 tuổi), người bán lại (reseller) kiêm nhà thẩm định sống tại Brooklyn (New York, Mỹ), cho biết cô mỗi tuần cô sẽ kiểm tra khoảng 30 túi Chanel.

Công việc thẩm định đòi hỏi các dụng cụ chuyên dụng. Tapia sử dụng Entrupy, một phần mềm so sánh ảnh chụp bằng thiết bị thấu kính siêu nhỏ với ảnh trong cơ sở dữ liệu.

Laura Chavez-Sainz, Giám đốc thẩm định cao cấp của trang web bán hàng xa xỉ đã qua sử dụng Fashionphile, cho biết cô thích sử dụng kính lúp của thợ kim hoàn, đèn pin và dụng cụ nha khoa cho công việc.

Tui xach Chanel,  tui xach hang hieu,  hang fake,  da qua su dung,  Zekrayat Husein anh 7

Sự gia tăng của thị trường đồ cũ xa xỉ song hành với sự phát triển của ngành thẩm định độc lập. Họ là những “thám tử” hàng hiệu, giúp người mua an tâm hơn khi tham gia vào thị trường này. Ảnh minh họa: Beth Garrabrant.

Nhà sáng tạo nội dung Cici Mone (40 tuổi, New Jersey, Mỹ) chia sẻ rằng cô đã trả 50 USD cho dịch vụ của Husein sau khi mua một chiếc túi Chanel trị giá 7.200 USD từ Fashionphile.

“Tôi chỉ muốn có thêm một người thẩm định nữa để có được sự an tâm”, Mone nói. Dù chiếc túi đã được xác thực bởi nền tảng bán hàng xa xỉ, Mone vẫn lo lắng vì trọng lượng túi quá nhẹ so với hàng thật. May mắn, chiếc túi của Mone là hàng thật.

Peeters, người đứng đầu doanh nghiệp Designer Pawn, cũng “va chạm” với thế giới thẩm định vào năm 2009 giống Husein. Việc thường xuyên tiếp xúc với túi xách giúp cô trở nên am hiểu “ngôn ngữ” của Chanel.

Hiện Peeters đồng điều hành một hội nhóm về Chanel với hơn 130.000 thành viên trên Facebook. Từ năm 2020, cô bắt đầu thẩm định túi Chanel, chi phí 35 USD cho mỗi chứng nhận xác thực.

“Cần xác nhận nhiều yếu tố của một chiếc túi để biết được hàng thật hay không. Để ‘nhìn ra’ được độ sâu của các chi tiết khắc, hình dáng, nội thất, tem dập nóng, kỹ thuật dát vàng, người thẩm định phải có một con mắt tinh tường”, cô nói.

Tui xach Chanel,  tui xach hang hieu,  hang fake,  da qua su dung,  Zekrayat Husein anh 8Tui xach Chanel,  tui xach hang hieu,  hang fake,  da qua su dung,  Zekrayat Husein anh 9
Tui xach Chanel,  tui xach hang hieu,  hang fake,  da qua su dung,  Zekrayat Husein anh 10

Chanel đang siết chặt kiểm soát thị trường thứ cấp, cáo buộc một số nhà kinh doanh đồ vintage buôn bán hàng giả. Ảnh minh họa: Favors.

Mối quan hệ giữa thương hiệu và thị trường bán lại

Trong lúc thị trường đồ cũ bùng nổ, cuộc chiến giữa các thương hiệu xa xỉ và các nhà bán lại cũng đang diễn ra căng thẳng. Chanel đang siết chặt kiểm soát thị trường thứ cấp, cáo buộc các nhà kinh doanh đồ đã qua sử dụng buôn bán hàng giả.

Thương hiệu Chanel đang mạnh tay truy quét các nhà bán hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, điển hình là vụ kiện thắng website What Goes Around Comes Around với số tiền lên tới 4 triệu USD. Các đơn vị bán hàng thứ cấp lớn như The RealReal cũng đang đối mặt với cáo buộc tương tự.

Bên cạnh những kiện cáo, các nhà bán lại cũng đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn. Để ngăn chặn gian lận trả hàng, các nền tảng bán hàng xa xỉ như Fashionphile đang áp dụng các biện pháp như đánh giá tín dụng của người bán và kiểm tra kỹ lưỡng các mặt hàng được bán.

Những “thám tử” hàng hiệu cũng cần nâng cao cảnh giác. Chuyên gia thẩm định Zekrayat Husein cho biết hiện nay cô phải rất cảnh giác đến cả những chiếc túi đã được tân trang lại, vì điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị của túi.

Mua Rolex dễ hơn túi Birkin

Nếu những chiếc túi xách xa xỉ, như Hermès Kelly hay Birkin, đòi hỏi khách hàng rất thân thiết mới có cơ hội sở hữu, thương hiệu đồng hồ Rolex lại chào đón tất cả người mua mới.

Mỗi bộ quần áo mang đến một thông điệp riêng

Cuốn sách Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy là sự chiêm nghiệm của tác giả David McRaney về thế giới quan của con người thông qua các câu chuyện tâm lý học hành vi rất gần gũi. Theo ông, cùng với các loại vũ khí và công cụ, quần áo đã được phát triển như một trong những loại hình nghệ thuật đầu tiên, và cũng là một trong những biểu hiện bằng vật chất đầu tiên từ thế thế giới nội tâm phong phú của con người.