Theo Từ điển Thành ngữ – Tục ngữ Việt Nam (NXB Văn hóa – Thông tin), “Phận gái mười hai bến nước” nhằm chỉ thân phận mong manh phiêu dạt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
Họ sống hoàn toàn phụ thuộc vào người chồng, may gặp được người tốt thì sung sướng, chẳng may lấy phải người chồng xấu tính đành âm thầm chịu khổ một đời.
Trong Việt Nam tự điển của tác giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, “mười hai bến nước” ý chỉ mười hai hạng người trong xã hội, sang hèn khác nhau mà dầu muốn dầu không, mỗi người con gái đều phải nhận một người để làm chồng.
Mười hai hạng người này bao gồm:
- (1) Sĩ – học trò
- (2) Nông – người làm ruộng
- (3) Công – người thợ
- (4) Thương – người buôn bán
- (5) Ngư – người đánh cá
- (6) Tiều – người đốn củi
- (7) Canh – người trồng tỉa
- (8) Mục – người nuôi súc vật
- (9) Công – quan tước có công
- (10) Hầu – quan tước có hầu
- (11) Bá – quan tước có bá
- (12) Tử – quan tước có tử.
Trong khi đó, tại Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, “Phận gái mười hai bến nước” lại được được giải thích là thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu. May thì được nhờ, rủi thì chịu, tiếng nói “mười hai bến nước” là nói cho vần.
Như vậy, theo quan điềm này, con số “mười hai” thực chất chỉ là để cho vần “phận gái – mười hai”.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight – 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo”, cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.