Chia nhỏ mục tiêu tiết kiệm là một trong những bí kíp giúp Gen Z đạt được mục tiêu tài chính. |
Jackie Mitchell (26 tuổi), nhân viên làm việc trong lĩnh vực phi lợi nhuận ở Mỹ, đã đặt ra mục tiêu trong 100 ngày kiếm được 10.000 USD. Đây cũng là số tiền để cô và chồng đặt cọc cho ngôi nhà mới. Gen Z đã chia sẻ về hành trình đạt được mục tiêu thông qua một video đăng tải trên TikTok và thu hút sự chú ý của đông đảo người trẻ, CNBC đưa tin.
Theo chia sẻ của nhân viên 26 tuổi, bên cạnh công việc chính thức trong lĩnh vực phi lợi nhuận, cô đã thử sức với hơn 10 công việc tay trái và tận dụng nhiều hình thức thu nhập tự động, như tham gia khảo sát, nhóm thảo luận và thậm chí chơi game online để kiếm thêm thu nhập.
Mitchell cho biết việc chia nhỏ mục tiêu thành từng khoản thu nhập hàng ngày, cụ thể là USD/ngày, giúp cô cảm thấy đỡ áp lực hơn.
Theo Mitchell, mỗi ngày kiếm được 5 USD vẫn tốt hơn không kiếm được ‘đồng’ nào. |
“Những khoản tiền nhỏ nhặt có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Mỗi ngày bạn kiếm được 5 USD vẫn tốt hơn không kiếm được đồng nào”, Mitchell chia sẻ.
Không chỉ hoàn thành thử thách đúng hạn, trong 100 ngày Gen Z đã vượt mục tiêu tiết kiệm khi kiếm được gần 11.000 USD.
Trên tài khoản TikTok với hơn 125.000 người theo dõi, Mitchell chia sẻ 3 lời khuyên để tìm được những công việc tốt. Cô gái trẻ mong muốn thông tin của mình có thể hữu ích cho ít nhất một bà mẹ đơn thân, một bà nội trợ hoặc một sinh viên đại học.
1. Tham gia cộng đồng tìm việc làm thêm
Đầu tiên, Mitchell gợi ý mọi người sử dụng các trang web là nguồn thông tin hữu ích để tham khảo các trải nghiệm từ người đi trước ở nhiều công việc, điển hình như trang web Reddit.
“Có một cộng đồng Reddit rất hay tên là r/beermoney. Các công việc ở đây không phải hình thức toàn thời gian nhưng cũng mang lại cho bạn các khoản thu nhập nhỏ để trang trải thêm chi phí sinh hoạt”, cô nói.
Thông qua Reddit, Mitchell đã tìm được các trang web khảo sát uy tín như Prolific và các cơ hội tham gia nhóm thảo luận. Cũng nhờ Reddit mà Gen Z tìm được thêm công việc nhận tiền thưởng từ chơi game online.
2. Tận dụng thế mạnh của bản thân
Tiếp theo, cô gái 26 tuổi lưu ý mọi người không nên sao chép hoàn toàn trải nghiệm của người khác vì mỗi người có điểm mạnh và sở thích riêng.
Chuỗi video chia sẻ về cách kiếm tiền của Mitchell nhận được hàng triệu lượt xem và lượt yêu thích. |
“Hãy hiểu rằng mỗi người đều có những điểm mạnh yếu khác nhau. Không có công việc nào phù hợp với tất cả. Nếu không thì tất cả đều đã có chung mức thu nhập”, Mitchell chia sẻ.
Trong nhiều video của mình, Mitchell đã đề cập đến công việc mang lại thu nhập khá cao là chú thích dữ liệu (data annotation). Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và khả năng phân tích dữ liệu. Mitchell cho biết đây là một trong những công việc có thể kiếm nhiều tiền, nhưng rất khó và không phù hợp với tất cả.
Cô gái trẻ cũng chia sẻ về các công việc khác đòi hỏi ít kỹ năng hơn mà cô đã từng trải nghiệm. Ví dụ như ứng dụng trả thưởng cho người dùng chơi game Swagbucks.
“Tôi có thể vừa thư giãn, vừa xem TV, vừa chơi game và kiếm được một chút tiền. Nếu bạn đã cũng chơi game, tại sao không thử kiếm thêm tiền từ hoạt động giải trí này?”, cô nói.
Mitchell tiết lộ phần thưởng từ Swagbucks đã giúp cô và chồng trang trải chi phí chuyến du lịch Paris (Pháp) hồi tháng 3 năm ngoái.
Gen Z đã truyền cảm hứng cho nhiều người với hành trình tiết kiệm 11.000 USD tiền đặt cọc mua nhà trong 100 ngày. |
3. Quản lý thời gian hợp lý
Để kiếm được gần 11.000 USD trong 100 ngày, Mitchell cũng đánh đổi nhiều thứ. Gen Z thường dành thêm 3-4 giờ mỗi ngày cho các công việc làm thêm, thay vì dành thời gian cho bạn bè hoặc thư giãn.
Nhân viên 26 tuổi nhấn mạnh thời gian bạn sẵn sàng đầu tư tỷ lệ thuận với số tiền bạn kiếm thêm được.
“Bạn phải luôn đánh đổi giữa thời gian và tiền bạc, không ai có được hai thứ cùng một lúc”, cô chia sẻ.
Ưu tiên nhân viên tài năng hay thâm niên?
Có bao nhiêu người trong số nhân viên của bạn mà nếu tuyển dụng lại bạn sẽ chọn họ? Bao nhiêu trong số họ chỉ dừng ở mức tầm trung và bao nhiêu người bạn chỉ đang chịu đựng? Đó cũng là câu hỏi khiến hai tác giả Andreas Krebs và Paul Williams phải băn khoăn trong cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại.