Khung giá điện dự kiến còn 5 bậc, dùng trên 400 kWh sẽ tốn tiền hơn

Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn bậc giá điện xuống còn 5 bậc. Ảnh: Việt Linh.

Bộ Công Thương vừa gửi Bộ Tư Pháp dự thảo lần 3 Quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế biểu giá bán lẻ điện.

Trong đó, quy định về biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt giữ nguyên đề xuất rút ngắn thang từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Cụ thể, 5 bậc thang tính giá điện mới dự kiến bao gồm: bậc 1 là 100 kWh đầu tiên; bậc 2 là 101-200 kWh tiếp theo; bậc 3 là 201-400 kWh tiếp theo; bậc 4 là 401-700 kWh tiếp theo và bậc 5 từ 701 kWh trở lên.

Theo Bộ Công Thương, trên cơ sở thiết kế các bậc nêu trên, giá điện cho từng bậc được thiết kế lại nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, cũng như đảm bảo hạn chế tác động tới hộ sử dụng điện.

Cụ thể, Bộ đề xuất giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (đang chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện sẽ được bù đắp từ hộ sử dụng điện trong khoảng 401-700 kWh và trên 700 kWh.

Bộ cũng đề xuất giữ nguyên giá điện hiện hành cho các bậc 101-200 kWh và 201-300 kWh. Với giá điện cho các bậc 401-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.

Với phương án đề xuất này, bậc có giá thấp nhất cho hộ gia đình dùng là 100 kWh trở xuống, thay vì 50 kWh như hiện nay; còn bậc cao nhất tính từ 701 kWh trở lên. Cơ cấu giá điện bậc thang tính theo giá bán lẻ điện bình quân (2.006,79 đồng/kWh) lần lượt là 90% (bậc 1), 108% (bậc 2), 136% (bậc 3), 162% (bậc 4) và 180% (bậc 5).

gia dien 5 bac anh 1

Cách tính tiền điện sinh hoạt dự kiến được rút xuống còn 5 bậc.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề xuất bổ sung nhóm khách hàng là trạm, trụ sạc xe điện. Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện được xây dựng trên cơ sở giá điện phản ánh chi phí sản xuất điện mà trạm/trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện.

Chẳng hạn, giá bán lẻ điện cho trạm sạc xe điện chia theo cấp điện áp, giờ bình thường – thấp điểm – cao điểm, thấp nhất 68% giá bán lẻ điện bình quân và cao nhất 205% giá bán lẻ điện bình quân. Các giá này chưa gồm thuế VAT.

Theo dự thảo, hộ nghèo theo tiêu chí về thu nhập do Thủ tướng quy định được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng quy định (không thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện) và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung nhóm khách hàng “cơ sở lưu trú du lịch”. Cụ thể, với nhóm cơ sở lưu trú du lịch sẽ được áp dụng như mức giá điện của nhóm khách hàng sản xuất…

Tri thức – Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Lý do tuyến xe buýt điện Vinbus lỗ hàng chục tỷ đồng ở TP.HCM

Theo Vinbus, tỷ lệ trợ giá cho tuyến xe buýt điện D4 tại TP.HCM là 44,1%, mức thấp trong điều kiện sản lượng không như kỳ vọng dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ.

Thủ tướng yêu cầu điều hành giá điện không giật cục, nóng vội

Thủ tướng lưu ý các cơ quan thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện phù hợp, không giật cục, không cầu toàn và không được nóng vội.

Chính phủ yêu cầu chỉnh giá điện với mức độ và thời điểm phù hợp

Chính phủ yêu cầu điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục… với mức độ và thời điểm phù hợp, hạn chế tác động đến lạm phát, sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân.