Vụ sạt lở xảy ra vào chiều 30/3, gần cầu Rocky Creek, cách quận Monterey khoảng 27 km về phía Nam. Do chịu tác động kết hợp của mưa lớn, mưa đá và gió mạnh, mảng đường đã rơi xuống biển từ hướng Nam của con đường có hai làn xe, khiến 1.600 người bị mắc kẹt cho đến khi được sơ tán thành công. Ảnh: Melina Mara/Washington Post. |
Quốc lộ tạm thời bị phong tỏa cả hai hướng ở khu vực cao nguyên duyên hải miền Trung California trong thời gian các kỹ sư đánh giá thiệt hại cũng như cố định phần lề đường, theo thông tin từ Sở Giao thông tiểu bang California (hay Caltrans). Bên cạnh đó, quận Monterey cho biết các công viên ở Big Sur nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng đều đóng cửa đối với du khách và người cắm trại cho đến khi có thông báo mới. Ảnh: Melina Mara/Washington Post. |
Cuối tuần qua, khoảng 1.600 khách du lịch và dân địa phương ghé thăm Big Sur (một địa điểm vui chơi nổi tiếng dọc Quốc Lộ 1) để tận hưởng Lễ Phục Sinh đều không may bị mắc kẹt tại đây. Họ phải qua đêm ở khách sạn, nơi trú ẩn tạm thời hoặc thậm chí là ôtô cá nhân. Hôm sau, các đoàn cứu hộ khẩn cấp đã đưa hầu hết ra ngoài, sau khi chắc chắn rằng việc đi lại trên làn đường hướng bắc của quốc lộ là an toàn. Phát ngôn viên của Caltrans, Kevin Drabinski, cho biết kế hoạch lần lượt hộ tống các phương tiện giao thông sẽ tiếp diễn trong những ngày tới để đảm bảo không còn ai bị mắc kẹt. Ảnh: Melina Mara/Washington Post. |
Thống đốc California Gavin Newsom trấn an trên mạng xã hội hôm 31/3 rằng văn phòng của ông đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để giải quyết hậu quả vụ sập đường, đồng thời gửi lời cảm ơn đến các đội kỹ sư làm việc ngày đêm để sửa chữa đường và giữ an toàn cho người dân California. Tuy nhiên, thảm họa cấp tiểu bang này có thể ngăn cản nỗ lực của chính quyền trong việc mở lại hoàn toàn Quốc lộ 1 vào cuối mùa xuân năm nay. Trước đó, các đoạn đường xung quanh Big Sur đã phải đóng cửa để khắc phục hậu quả của các trận lở đất lớn vào đầu năm 2023 nhưng mưa bão luôn cản trở quá trình sửa chữa. Ảnh: Caltrans District 5/X. |
Quốc lộ 1, đặc biệt là đoạn dọc theo bờ biển Big Sur, dễ bị tổn thương trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt do địa hình và vị trí đặc thù. Chưa kể, biến đổi khí hậu khiến bão và cháy rừng xảy ra thường xuyên với cường độ dữ dội, dẫn đến xói mòn, sụt lún, sạt lở đất… Hậu quả là con đường bị tắc nghẽn, hư hỏng hoặc thậm chí bị phá hủy hoàn toàn một phần đường. Ảnh: Caltrans District 5. |
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.