Thấy gì từ đám cưới giả của Phạm Thoại?

Sự kiện đám cưới giả của Phạm Thoại khiến khán giả mất đi sự tin tưởng 2 lần liên tiếp.

Ngày 28/3, Phạm Thoại gây chú ý bằng việc thông báo tổ chức đám cưới. Ngay sau đó, hình ảnh về cô dâu và rạp cưới nhanh chóng xuất hiện trên mạng xã hội.

Phần lớn khán giả không tin vào lễ cưới này, cho rằng Phạm Thoại chỉ nỗ lực thu hút sự quan tâm. Trong khi đó, một bộ phận công chúng lập tức lên án TikToker này lạm dụng queerbaiting trong suốt thời gian xây dựng nội dung trên các nền tảng số.

Trước sự ngờ vực của khán giả, Phạm Thoại đăng tải thông tin xác nhận lễ cưới tại quê nhà chỉ là giả vào ngày 1/4. Khi sự việc ngã ngũ, nhiều người nhận định rằng influencer này sử dụng chiêu trò truyền thông kém văn minh, thiếu tôn trọng khán giả.

Pham Thoai cuoi,  dam cuoi Pham Thoai,  Pham Thoai cuoi vo,  dam cuoi gia,  queerbaiting anh 1Pham Thoai cuoi,  dam cuoi Pham Thoai,  Pham Thoai cuoi vo,  dam cuoi gia,  queerbaiting anh 2
Pham Thoai cuoi,  dam cuoi Pham Thoai,  Pham Thoai cuoi vo,  dam cuoi gia,  queerbaiting anh 3

Thông tin Phạm Thoại lên xe hoa khiến phần lớn khán giả nghi ngờ. Ảnh: @norinpham_m4.

Queerbaiting của Phạm Thoại

Theo tiến sĩ Ricky Hill (Trường Y khoa Feinberg, Đại học Northwestern, Chicago, Mỹ), “queerbaiting” là thuật ngữ chỉ việc sử dụng nội dung truyền thông liên quan đến cộng đồng LGBTQIA+ để thu hút sự chú ý của nhóm khán giả này.

Phương pháp tiếp thị trên được ứng dụng trong chương trình truyền hình thực tế, phim ảnh, sản phẩm âm nhạc và các nội dung trên mạng xã hội.

Tiến sĩ Kim Hackford-Peer (Khoa Nghiên cứu Giới tính, Đại học Utah, Salt Lake, Mỹ) cho biết những khán giả thuộc cộng đồng LGBTQIA+ thường bị thu hút bởi các sản phẩm truyền thông này. Họ mong muốn nhìn thấy một phần câu chuyện của bản thân trong phim ảnh, chương trình giải trí.

Như vậy, việc Phạm Thoại xây dựng hình ảnh người chuyển giới nữ trên mạng xã hội, thực hiện các nội dung liên quan đến cộng đồng người nằm ngoài hệ nhị nguyên giới được xem là một hình thức queerbaiting.

Theo tiến sĩ Ricky Hill, một số hình thức lạm dụng queerbaiting có thể tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của công chúng thuộc cộng đồng LGBTQIA+ và ảnh hưởng ít nhiều đến nhận thức chung của khán giả.

Những sản phẩm giải trí, nhân vật có sức ảnh hưởng sử dụng mồi nhử truyền thông này tạo ra hy vọng, niềm tin cho đối tượng nhận tin mục tiêu. Khi hình dung, tưởng tượng của công chúng không phải sự thật, họ có xu hướng sụp đổ lòng tin, dẫn đến nhiều vấn đề về tâm lý, bao gồm lo âu và trầm cảm.

Trong trường hợp của Phạm Thoại, khán giả xây dựng niềm tin vững chắc vào hình tượng mà influencer này xây dựng trên mạng xã hội. Vì vậy, phần lớn tỏ ra bất ngờ, nghi hoặc khi tin tức về lễ cưới được công bố.

Tiến sĩ Ricky Hill và tiến sĩ Kim Hackford-Peer đồng tình rằng queerbaiting có khả năng khiến người thuộc cộng đồng LGBGTQIA+ cảm thấy mất giá trị, không được công nhận, thậm chí bị cô lập.

Nếu đám cưới của Phạm Thoại không phải trò đùa, một số khán giả nằm ngoài hệ nhị nguyên giới có thể cảm thấy mất tự tin, cho rằng chỉ đám cưới của người hợp giới mới được công nhận.

Pham Thoai cuoi,  dam cuoi Pham Thoai,  Pham Thoai cuoi vo,  dam cuoi gia,  queerbaiting anh 4Pham Thoai cuoi,  dam cuoi Pham Thoai,  Pham Thoai cuoi vo,  dam cuoi gia,  queerbaiting anh 5
Pham Thoai cuoi,  dam cuoi Pham Thoai,  Pham Thoai cuoi vo,  dam cuoi gia,  queerbaiting anh 6

Trò đùa ngày Cá tháng Tư dần khiến khán giả mất lòng tin.

Trò đùa Cá tháng Tư không vui

Ngày 1/4, trong thông báo thừa nhận tổ chức đám cưới giả, Phạm Thoại viết: “Cá tháng Tư vui vẻ nhé mọi người”. Tuy nhiên, ở dưới phần bình luận, nhiều khán giả cho rằng trò đùa này không vui, kém duyên. Họ mất niềm tin 2 lần liên tiếp ở influencer này chỉ trong 5 ngày.

Theo The Daily Star, các đơn vị truyền thông, người làm trong lĩnh vực này không còn chuộng tạo ra những trò chơi khăm trong ngày Cá tháng Tư.

Trong thời đại tin tức lan truyền với tốc độ nhanh chóng trên mạng xã hội, những trò đùa vô hại có thể tạo thành tin giả, đem đến sự hiểu lầm, khiến công chúng mất lòng tin, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Từ năm 2020, Google quyết định dừng tất cả trò đùa vào ngày Cá tháng Tư. Đơn vị này cho rằng giai đoạn Covid-19 nhạy cảm không phù hợp với những lời trêu đùa.

Trong khi trò đùa trở nên lỗi thời, những chiến dịch truyền thông dựa trên sự thật lại lên ngôi. Công chúng nhận tin mục tiêu có quyền lựa chọn nơi đặt niềm tin, tự bảo vệ bản thân trước khả năng sụp đổ lòng tin.

Minh chứng cho thực tế này là sự phủ sóng mạng xã hội vào ngày 1/4 của đôi influencer Ninh Dương Story. Hình ảnh về lễ kỷ niệm 10 năm bên nhau của bộ đôi nhận được lượng tương tác lớn. Thông tin về sự kiện có thật này đem đến niềm hy vọng, năng lượng tươi sáng cho khán giả.

Từng chia sẻ với Tri thức – Znews, chuyên gia truyền thông Huỳnh Lê Khánh, Group Executive Director tại Golden Communications Group, nhận định rằng sức hút của cặp Ninh Anh Bùi – Tùng Dương là kết quả tất yếu từ nỗ lực truyền thông, xây dựng hình ảnh tích cực của cộng đồng LGBTQIA+ trong nhiều năm qua.

Sau khi Ninh – Dương nhận được sự ủng hộ từ công chúng, nhiều cặp khác cũng bắt đầu công khai mối quan hệ tình cảm. Như vậy, “hiện tượng mạng” này có thể được xem là một nguồn cảm hứng lớn đối với các đôi LGBTQIA+.

Tỏ tình ngày Cá tháng Tư để ‘được ăn cả, ngã unfriend’

Không ít người mượn ngày Cá tháng Tư (1/4) để bày tỏ tình cảm với đối tượng mình thầm thích. Nhưng theo chuyên gia, đây chưa chắc là “bước đi” phù hợp.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.