Chính phủ chỉ đạo triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Theo đó, trong quý I, quý II và các năm tiếp theo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định của luật.

Trong tháng 4, NHNN chủ trì thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến luật thuộc thẩm quyền ban hành. Đồng thời, kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của luật và các văn bản quy định chi tiết dưới luật.

Chính phủ giao NHNN, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết thi hành luật.

Đồng thời, rà soát các nội dung quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng giao Chính phủ, Thủ tướng ban hành theo thẩm quyền, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn, đảm bảo phù hợp với hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.

Chính phủ yêu cầu NHNN và các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp… rà soát, xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản, đảm bảo có hiệu lực thi hành Luật Các tổ chức tín dụng từ ngày 1/7.

Trước đó, Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ năm, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7, một số điều khoản sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025.

Những thay đổi liên quan đến sở hữu chéo, chi phối tổ chức tín dụng; can thiệp sớm các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý tài sản đảm bảo… sẽ có tác động nhiều nhất đến hoạt động của các ngân hàng niêm yết.

Các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán VNDirect đánh giá việc thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã đưa ra hướng dẫn về mặt pháp lý kịp thời cho hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết 42 thí điểm về xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023.

Với quy định giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông lớn và các bên liên quan, trong quy định mới, cổ đông cá nhân sẽ không được sở hữu quá 5%, tổ chức không được sở hữu quá 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (bao gồm cả sở hữu gián tiếp). Cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng và quá 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng khác.

Tình trạng sở hữu chéo, chi phối tổ chức tín dụng là một trong những vấn đề nổi cộm thời gian qua. Để giảm thiểu tình trạng này, luật đã đưa ra các quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn và người có liên quan so với quy định cũ.

Sự thay đổi này được cho sẽ làm hạn chế tình trạng sở hữu chéo và giảm thiểu rủi ro có thể gây tác động đến hoạt động của tổ chức tín dụng.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức – Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách – nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo… Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Ai trả tiền trong các vụ khách mất hàng trăm tỷ đồng gửi ngân hàng?

Việc xác định bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường khoản tiền đã mất cho khách hàng thường được tòa án đưa ra sau khi xem xét đầy đủ hồ sơ liên quan vụ án.

VNDirect ‘tri ân’ khách hàng sau sự cố hacker tấn công

VNDirect thông báo có chính sách ưu đãi cho khách hàng sau sự cố hacker tấn công như miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở trong tháng 4, giảm lãi vay margin về mức 9,3%…

Chủ chuỗi Gogi, Kichi Kichi ‘bốc hơi’ gần 80% lợi nhuận

Trong năm vừa qua, chủ sở hữu chuỗi lẩu nướng GoGi House, Manwah, Kichi Kichi… ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.