Hà Tĩnh ghi nhận chùm ca sởi đầu tiên

Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ điều trị cho một bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: Sở Y tế Hà Tĩnh.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh, đến chiều 28/3, trên địa bàn đã ghi nhận 11 ca dương tính với virus sởi (Elisa). Trong đó, chùm ca bệnh tại thị trấn Đức Thọ (10 ca) và xã An Dũng (1 ca).

Hiện tại, sức khỏe các bệnh nhân ổn định, chỉ còn một bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ và 2 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Trước đó, hôm 18/3, cháu N.H.M.T. (8 tuổi, trú tại thị trấn Đức Thọ) có biểu hiện sốt, ho nhiều, khó thở, nổi phát ban đỏ ở tay, chân, vùng ngực, bụng. Ngay sau đó, gia đình đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ để khám và được chẩn đoán sốt phát ban nghi sởi.

Tại đây, cháu được điều trị truyền dịch, kháng sinh, hạ sốt, long đờm theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Sau 6 ngày điều trị, sức khỏe của cháu T. đã dần ổn định.

Ngoài trường hợp cháu T., ngành y tế còn phát hiện thêm 14 trường hợp khác có các triệu chứng nghi mắc sởi trên địa bàn huyện Đức Thọ, gồm: xã Lâm Trung Thủy, xã An Dũng và thị trấn Đức Thọ.

Nhận được thông tin, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh (CDC) Hà Tĩnh đã nhanh chóng tổ chức giám sát và lấy mẫu để xét nghiệm và xác định 10 ca dương tính với virus sởi. Các trường hợp còn lại đang chờ kết quả.

Thầy giáo Lê Hữu Đồng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ, cho biết ngay sau khi xác định tại trường có ca mắc sởi, nhà trường đã tuyên truyền, khuyến cáo 100% giáo viên, học sinh đeo khẩu trang.

Các lớp học có học sinh mắc sởi đã được khử khuẩn, vệ sinh sạch sẽ, nhà trường cũng đã bố trí nước sát khuẩn tay và nâng cấp hệ thống rửa tay bằng xà phòng trong trường. Đối với học sinh có biểu hiện mệt mỏi, sốt… thì cho nghỉ học theo dõi sức khỏe tại nhà.

Hiện 10 trẻ bệnh sởi đều không xuất hiện biến chứng nặng. Ngành y tế đang phối hợp với các địa phương tích cực điều tra, giám sát, triển khai khử khuẩn môi trường tại các gia đình có bệnh nhân mắc sởi.

Thời gian qua, ngành y tế Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò của vaccine và lợi ích của tiêm chủng. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng gần đây thấp hơn những năm trước. Nguyên nhân là sự tác động của đại dịch Covid-19 và tình trạng thiếu hụt cục bộ một số loại vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Điều này dẫn tới có thể làm giảm tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ các bệnh truyền nhiễm có thể xuất hiện và bùng phát thành dịch.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, sốt khi tiêm phòng, gặp vấn đề tiêu hóa…

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

‘Liều chết người’ trong thực phẩm chức năng của Nhật

Công ty dược phẩm Kobayashi đã phải nhận làn sóng chỉ trích trong bối cảnh liên tục ghi nhận ca tử vong liên quan đến thực phẩm chức năng của hãng này.